Bài 6. Chọn ngẫu nhiên ba học sinh từ một tổ gồm sáu nam và bốn nữ. Tính xác suất sao cho:
a) Cả ba học sinh đều là nam
b) Có ít nhất một nam
+ Không gian mẫu gồm các tổ hợp chập \(3\) của \(10\) học sinh
+ Vậy \(n(\Omega ) = C_{10}^3 = 120\)
a) Gọi \(A\) là biến cố cả ba học sinh đều là nam được chọn
- Số cách chọn \(3\) trong \(6\) nam là tổ hợp chập \(3\) của \(6\) (nam)
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có: \(n(A) = C_6^3 = 20\)
Vậy: \(P(A) = {{n(A)} \over {n(\Omega )}} = {{20} \over {120}} = {1 \over 6}\)
b) Gọi \(B\) là biến cố có ít nhất một nam được chọn
Ta có:\(\overline B\) là biến cố không có nam (nghĩa là có \(3\) nữ)
_ Số cách chọn \(3\) trong 4 nữ là : \(n( \overline B) = C_4^3 = 4\)
Suy ra:
\(\eqalign{
& P(\overline B) = {4 \over {120}} = {1 \over {30}} \cr
& \Rightarrow P(B) = 1 - {1 \over {30}} = {{29} \over {30}} \cr} \)