Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Bài tập 3 trang 29 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Giải...

Bài tập 3 trang 29 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Giải thích các hiện tượng sau: a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ...

a) Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amylopectin chiếm 80%, amylose chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi Bài tập 3 trang 29 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5. Tinh bột và cellulose.

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 29 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc làm sợi bông hoặc giấy bị hoá đen.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amylopectin chiếm 80%, amylose chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amylopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Tinh bột tác dụng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím. Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết tinh bột.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Khi gặp nước nóng, amylopectin trương lên tạo thành hồ, tạo nên tính dẻo của hạt tinh bột. Xôi hoặc cơm nếp chứa nhiều amylopectin hơn cơm tẻ, do đó xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Chuối xanh chứa tinh bột, phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra màu xanh tím.

c) Khi để rớt sulfuric acid đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là cellulose), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do sulfuric acid đặc có tính háo nước và làm cellulose bị than hóa.

Advertisements (Quảng cáo)