Câu hỏi/bài tập:
Một ô tô đang chạy với tốc độ 19m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần với tốc độ v(t)=19−2t(m/s). Kể từ khi hãm phanh, quãng đường ô tô đi được sau 1 giây, 2 giây, 3 giây là bao nhiêu?
Gọi s(t) là quãng đường ô tô đi được kể từ khi hãm phanh cho đến thời điểm t giây.
Do s′(t)=v(t), nên s(t)=∫v(t)dt. Do mốc thời gian được tính kể từ khi hãm phanh, nên s(0)=0. Từ đó ta tìm được hàm s(t). Quãng đường ô tô đi được sau 1 giây, 2 giây, 3 giây lần lượt là s(1), s(2), s(3).
Gọi s(t) là quãng đường ô tô đi được kể từ khi hãm phanh cho đến thời điểm t giây.
Do s′(t)=v(t), nên
Advertisements (Quảng cáo)
s(t)=∫v(t)dt=∫(19−2t)dt=19∫dt−∫2tdt=19t−t2+C.
Mặt khác, do mốc thời gian được tính kể từ khi hãm phanh, nên s(0)=0.
Suy ra 19.0−02+C=0⇒C=0.
Vậy quãng đường ô tô đi được kể từ khi hãm phanh cho đến thời điểm t giây là s(t)=19t−t2.
Quãng đường ô tô đi được sau 1 giây hãm phanh là s(1)=19.1−12=18(m).
Quãng đường ô tô đi được sau 2 giây hãm phanh là s(2)=19.2−22=34(m).
Quãng đường ô tô đi được sau 3 giây hãm phanh là s(1)=19.3−32=48(m).