Sử dụng kiến thức hệ về biểu thức tọa độ của phép cộng hai vectơ, phép nhân một số với một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ để tính:. Hướng dẫn giải bài tập 2.20 trang 72 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 8. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ. Trong không gian Oxyz, cho ba vectơ →a=(3;1;2), →b=(−3;0;4) và →c=(6;−1;0) a) Tìm tọa độ của các vectơ...
Trong không gian Oxyz, cho ba vectơ →a=(3;1;2), →b=(−3;0;4) và →c=(6;−1;0)
a) Tìm tọa độ của các vectơ →a+→b+→c và 2→a−3→b−5→c.
b) Tính các tích vô hướng →a.(−→b) và (2→a).→c.
Sử dụng kiến thức hệ về biểu thức tọa độ của phép cộng hai vectơ, phép nhân một số với một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ để tính: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ →a=(x;y;z) và →b=(x′;y′;z′). Ta có:
+ →a+→b=(x+x′;y+y′;z+z′)
+ →a−→b=(x−x′;y−y′;z−z′)
Advertisements (Quảng cáo)
+ k→a=(kx;ky;kz) với k là một số thực.
+ →a.→b=xx′+yy′+zz′.
a) →a+→b+→c=(3+(−3)+6;1+0−1;2+4+0)=(6;0;6)
2→a−3→b−5→c=(2.3−3.(−3)−5.6;2.1−3.0−5.(−1);2.2−3.4−5.0)=(−15;7;−8)
b) →a(−→b)=−→a.→b=−(3.(−3)+1.0+2.4)=1
Ta có: 2→a=(6;2;4) nên (2→a).→c=6.6+2.(−1)+4.0=34