Sử dụng kiến thức về phương trình mặt cầu để chứng minh: Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S) tâm I(a;b;c). Lời giải Giải bài tập 5.38 trang 62 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức - Bài tập cuối chương 5 . Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S):
Câu hỏi/bài tập:
Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S): (x+1)2+y2+(z−3)2=4. Tọa độ tâm I và bán kính R của (S) lần lượt là
A. I(1;0;3),R=4.
B. I(1;0;3),R=2.
C. I(−1;0;3),R=2.
D. I(−1;0;3),R=4.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức về phương trình mặt cầu để chứng minh: Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S) tâm I(a;b;c), bán kính R có phương trình (x−a)2+(y−b)2+(z−c)2=R2.
Ta viết lại phương trình mặt cầu (S) được: [x−(−1)]2+(y−0)2+(z−3)2=22
Mặt cầu (S) có tâm I(−1;0;3), bán kính R=2.
Chọn C