Câu hỏi/bài tập:
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): x−2y+2z−1=0 và hai điểm A(1;−1;2),B(−1;1;0).
a) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P).
b) Viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua A và song song với mặt phẳng (P).
c) Viết phương trình mặt phẳng (R) chứa A, B và vuông góc với mặt phẳng (P).
a) Sử dụng kiến thức về khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng để tính: Trong không gian Oxyz, khoảng cách từ điểm M(x0;y0;z0) đến mặt phẳng (P):Ax+By+Cz+D=0 là d(M,(P))=|Ax0+By0+Cz0+D|√A2+B2+C2.
b) Sử dụng kiến thức về phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và biết vectơ pháp tuyến để viết phương trình: Trong không gian Oxyz, nếu mặt phẳng (α) đi qua điểm M0(x0;y0;z0) và có vectơ pháp tuyến →n=(A;B;C) thì có phương trình là:
A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)=0⇔Ax+By+Cz+D=0 với D=−(Ax0+By0+Cz0)
Advertisements (Quảng cáo)
c) Sử dụng kiến thức về lập phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và biết cặp vectơ chỉ phương: Trong không gian Oxyz, bài toán viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm M và biết cặp vectơ chỉ phương →u,→v có thể thực hiện theo các bước sau:
+ Tìm vectơ pháp tuyến là →n=[→u,→v].
+ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua M và biết vectơ pháp tuyến là →n=[→u,→v].
a) Khoảng cách từ điểm A đến (P) là: d(A,(P))=|1.1−2.(−1)+2.2−1|√12+(−2)2+22=63=2
b) Mặt phẳng (P) có →nP=(1;−2;2) là một vectơ pháp tuyến.
Vì mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P) nên mặt phẳng (Q) nhận vectơ →nP=(1;−2;2) làm một vectơ pháp tuyến. Mà (Q) đi qua điểm A nên phương trình mặt phẳng (Q) là: x−1−2(y+1)+2(z−2)=0⇔x−2y+2z−7=0
c) Ta có: →AB(−2;2;−2)⇒−12→AB=(1;−1;1)
[→nP;−12→AB]=(|−22−11|;|2111|;|1−21−1|)=(0;1;1)
Mặt phẳng (R) đi qua điểm A và nhận vectơ [→nP;−12→AB]=(0;1;1) làm một vectơ pháp tuyến nên phương trình mặt phẳng (R) là: y+1+z−2=0⇔y+z−1=0