Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Kết nối tri thức Bài tập 6.3 trang 70 Toán 12 tập 2 – Kết nối...

Bài tập 6.3 trang 70 Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức: Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất để...

Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài tập 6.3 trang 70 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức - Bài 18. Xác suất có điều kiện . Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất để:

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất để:

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 nếu biết rằng ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm;

b) Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm nếu biết rằng tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì, với P(B)>0. Khi đó, P(A|B)=P(AB)P(B).

Answer - Lời giải/Đáp án

Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất thì số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)=6.6=36

Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7”, B là biến cố “ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.

Advertisements (Quảng cáo)

Khi đó biến cố AB là: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 và ít nhất có một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.

Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố A là: {(1;6);(2;5);(3;4);(4;3);(5;2);(6;1)} nên n(A)=6. Do đó, P(A)=636

Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố B là:

{(1;5);(2;5);(3;5)(4;5);(5;5);(6;5);(5;1);(5;2);(5;3);(5;4);(5;6)} nên n(B)=11

Do đó, P(B)=1136

Tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố AB là: {(2;5);(5;2)} nên n(AB)=2

Do đó, P(AB)=236

a) Vậy P(A|B)=P(AB)P(B)=211.

b) Vậy P(B|A)=P(AB)P(A)=26=13.

Advertisements (Quảng cáo)