Câu hỏi/bài tập:
Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ →u, →v không cùng phương và có giá nằm trong hoặc song song với mặt phẳng (P).
a) Vectơ [→u,→v] có khác vectơ-không và giá của nó có vuông góc với cả hai giá của →u, →v hay không?
b) Mặt phẳng (P) có nhận [→u,→v] làm một vectơ pháp tuyến hay không?
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức về tích có hướng của hai vectơ để chứng minh: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ →u=(a;b;c) và →v=(a′;b′;c′). Khi đó, vectơ →n=(bc′−b′c;ca′−c′a;ab′−a′b) vuông góc với cả hai vectơ →u và →v, được gọi là tích có hướng của →u và →v, kí hiệu là [→u,→v].
Sử dụng kiến thức về vectơ pháp tuyến của mặt phẳng để chứng minh: Vectơ →n≠→0 được gọi là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (α) nếu giá của →n vuông góc với (α).
a) Vectơ [→u,→v] có khác vectơ-không và giá của [→u,→v]vuông góc với cả hai giá của →u, →v nếu hai vectơ →u, →v không cùng phương.
b) Vì hai vectơ →u, →v không cùng phương và có giá nằm trong hoặc song song với mặt phẳng (P), mà vectơ [→u,→v] có giá vuông góc với cả hai giá của →u, →v nên giá của vectơ [→u,→v] vuông góc với mặt phẳng (P). Suy ra, mặt phẳng (P) nhận [→u,→v] làm một vectơ pháp tuyến.