Câu hỏi/bài tập:
Trở lại tình huống mở đầu Mục 2. Thống kê cho thấy tỉ lệ dân số mắc bệnh hiểm nghèo X là 0,2%.
a) Trước khi tiến hành xét nghiệm, xác suất mắc bệnh hiểm nghèo X của ông M là bao nhiêu?
b) Sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính, xác suất mắc bệnh hiểm nghèo X của ông M là bao nhiêu?
Sử dụng kiến thức về công thức xác suất toàn phần để tính: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, ta có công thức sau: P(B)=P(A).P(B|A)+P(¯A).P(B|¯A).
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức về công thức Bayes để tính: Cho A và B là hai biến cố, với P(B)>0. Khi đó, ta có công thức sau: P(A|B)=P(A).P(B|A)P(A).P(B|A)+P(¯A).P(B|¯A).
a) Vì tỉ lệ dân số mắc bệnh hiểm nghèo X là 0,2% nên xác suất mắc bệnh hiểm nghèo M của ông X là: P(A)=0,002
b) Theo ví dụ 3, ta có: P(A|B)=p.0,95p.0,95+(1−p).0,01
Với p=0,002 ta có: P(A|B)=0,002.0,950,002.0,95+(1−0,002).0,01≈0,1599
Vậy sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính, xác suất mắc bệnh hiểm nghèo X của ông M là khoảng 0,1599.