Trang chủ Lớp 12 Sinh lớp 12 Nâng cao Câu 2 trang 68 Sinh 12 nâng cao: Bài 16: Di truyền...

Câu 2 trang 68 Sinh 12 nâng cao: Bài 16: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể...

Câu 2 trang 68 SGK Sinh học 12 nâng cao. Bài 16: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Nêu sự khác nhau giữa ADN ti thể và lục lạp với ADN trong nhân. Nêu chức năng của các bộ gen ti thể và lục lạp.

*     Sự khác nhau ADN ti thể và lục lạp với ADN trong nhân.

Advertisements (Quảng cáo)

ADN ti thể và lục lạp ADN trong nhân
– Lượng ADN ít.
– ADN trần.
–  Chuỗi xoắn kép, mạch vòng.
– Lượng ADN nhiều.
– ADN tổ hợp với histôn.
– Chuỗi xoắn kép, mạch thẳng.

Sự di truyền ti thể                      Bộ gen của ti thể được kí hiệu mtADN (mitochondrial DNA), có hai chức năng chủ yếu:-       Mã hoá nhiều thành phần của ti thể: hai loại rARN, tất cả tARN trong ti thể và nhiều loại prôtêin có trong thành phần của màng bên trong ti thể.-      Mã hóa cho một số protein tham gia chuỗi chuyền êlectron.Người ta đã làm nhiều thực nghiệm chứng rninh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen ti thể. Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhân.Sự di truyền lục lạpBộ gen của lục lạp được kí hiệu cpADN (chloroplast ADN): cpADN chứa các gen mã hoá rARN và nhiều tARN lục lạp. Nó cũng mã hoá một số prôtêin của ribôxôm, của màng lục lạp cần thiết cho việc chuyền êlectron trong quá trình quang hợp.Sự di truyền lục lạp là sự di truyền tế bào chất hay di truyền theo dòng mẹ được xác định ở các đối tượng khác nhau. Ví dụ: khi cho cây ngô lá xanh bình thường thụ phấn với cây ngô lá xanh có đốm trắng thì thế hệ con đều lá xanh bình thường ; còn khi cho cây ngô lá xanh đốm trắng thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất hiện một số cây lá xanh, một số đốm và một số hoàn toàn bạch tạng.