Trang chủ Lớp 12 Sinh lớp 12 Nâng cao Câu 3 trang 97 Sinh 12 nâng cao: So sánh hai phương...

Câu 3 trang 97 Sinh 12 nâng cao: So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật....

Câu 3 trang 97 SGK Sinh học 12 nâng cao.       Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.. Bài 24: Tạo giống bằng công nghệ tế bào

Advertisements (Quảng cáo)

So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật.

*     Cấy truyền phôi

Công nghệ này còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật. Sau khi phôi được lấy ra từ động vật cho và trước khi cấy phôi vào động vật nhận, cần trải qua một trong các bước sau:

–      Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một hợp tử riêng biệt. Cách này áp dụng đối với thú quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, ví dụ như bò.

–      Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm: đã thành công trên đối tượng là chuột, tạo cơ thể khảm từ hai hợp tử khác nhau, mở ra một hướng mới tạo vật nuôi khác loài.

–      Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.

*     Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân

Điển hình cho kĩ thuật này là thành công của nhóm các nhà bác học Anh đã tạo ra con cừu Dolli. Công nghệ tạo cừu Dolli bao gồm các bước sau đây:

–      Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm.

–      Tách tế bào trứng của cừu khác, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

–      Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

–      Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi.

–      Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống như trong tự nhiên, cừu mẹ này đã đẻ ra cừu con (cừu Dolli) giống y hệt cừu cho nhân tế bào.

Thành công nêu trên chứng tỏ, trong thực nghiệm, động vật có vú có thể được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần chất tế bào của một noãn bào. Hiện nay, có nhiều loài vật đã được nhân bản vô tính thành công như chuột, khỉ, bò, dê, lợn.

Nhân bản vô tính nhằm nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi. Kĩ thuật này còn cho phép tạo ra các giống động vật mang gen người, nhằm cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế, ghép nội quan cho người bệnh mà không bị hệ miễn dịch của người loại thải.

*     Giống nhau: Tạo giống có vốn gen ổn định không bị biến dị tổ hợp, bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu.

*     Khác nhau: Cấy truyền hợp tử tách từ phôi ban đầu thành nhiều phôi.

–      Nhân bản vô tính dùng nhân tế bào (2n) của giống ban đầu tạo cá thể mới giữ nguyên vốn gen.