Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 Nâng cao (sách cũ) Bài 37 trang 36 SGK giải tích 12 nâng cao, Tìm các...

Bài 37 trang 36 SGK giải tích 12 nâng cao, Tìm các đường tiệm cận của đồ thị mỗi hàm số sau:...

Tìm các đường tiệm cận của đồ thị mỗi hàm số sau. Bài 37 trang 36 SGK giải tích 12 nâng cao - Bài 5. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số

Bài 37. Tìm các đường tiệm cận của đồ thị mỗi hàm số sau:

a) \(y = x + \sqrt {{x^2} - 1} \)       b) \(y = \sqrt {{x^2} - 4x + 3} \)
c) \(y = \sqrt {{x^2} + 4} \)              d) \(y = {{{x^2} + x + 1} \over {{x^2} - 1}}\)

Gỉải

Advertisements (Quảng cáo)

a) TXĐ: \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right)\)
* \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {1 + {{\sqrt {{x^2} - 1} } \over x}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {1 + \sqrt {1 - {1 \over {{x^2}}}} } \right) = 2\)
\(b = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {y - 2x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - 1}  - x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{ - 1} \over {\sqrt {{x^2} - 1}  + x}} = 0\)
Ta có tiệm cận xiên \(y = 2x\) (khi \(x \to  + \infty \))
* \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x + \sqrt {{x^2} - 1} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{ - 1} \over {\sqrt {{x^2} - 1}  - x}} = 0\)
Ta có tiệm cận ngang \(y = 0\) (khi \(x \to  - \infty \))
b) TXĐ: \(D = \left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)
* \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{\sqrt {{x^2} - 4x + 3} } \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}}  = 1\)
\(b = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {y - x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - 4x + 3}  - x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{ - 4x + 3} \over {\sqrt {{x^2} - 4x + 3}  + x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{ - 4 + {3 \over x}} \over {\sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}}  + 1}} =  - 2\)
Ta có tiệm cận xiên \(y = x -2\) (khi \(x \to  + \infty \)).
* \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{\sqrt {{x^2} - 4x + 3} } \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{ - x\sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}} } \over x} =  - \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}}  =  - 1\)

\(\eqalign{
& b = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {y + x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} - 4x + 3} + x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - 4x + 3} \over {\sqrt {{x^2} - 4x + 3} - x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - 4x + 3} \over { - x\sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}} - x}} \cr
& \,\, = \,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{ - 4 + {3 \over x}} \over { - \sqrt {1 - {4 \over x} + {3 \over {{x^2}}}} - 1}} = {{ - 4} \over { - 2}} = 2 \cr} \)

Tiệm cận xiên: \(y = -x + 2\) (khi \(x \to  - \infty \)).
c) TXD: \(D =\mathbb R\)
* \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \sqrt {1 + {4 \over {{x^2}}}}  = 1\)
\(b = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {y - x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left( {\sqrt {{x^2} + 4}  - x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {4 \over {\sqrt {{x^2} + 4}  + x}} = 0\)
Tiệm cận xiên \(y = x\) (khi \(x \to  + \infty \))
* \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty }- \sqrt {1 + {4 \over {{x^2}}}}  =  - 1\)
\(b = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {y + x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\sqrt {{x^2} + 4}  + x} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {4 \over {\sqrt {{x^2} + 4}  - x}} = 0\)
Tiệm cận xiên \(y = -x\) (khi \(x \to  - \infty \))
d) TXĐ: \(D =\mathbb R\backslash \left\{ { - 1;1} \right\}\)
* Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{1 + {1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} \over {1 - {1 \over {{x^2}}}}} = 1\)
Tiệm cận ngang: \(y = 1\) (khi \(x \to  - \infty \) và \(x \to  + \infty \))
* \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} {{{x^2} + x + 1} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} =  + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} {{{x^2} + x + 1} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} =  - \infty \) nên \(x = 1\) là tiệm cận đứng.
Tương tự: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} y =  - \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} y =  + \infty \) nên \(x = -1\) là tiệm cận đứng.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Toán lớp 12 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)