Câu 1
(Bài tập 2a, SGK) Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần nhịp và luật bằng trắc.
- Con đường rợp bóng cây xanh
???
- Phượng đang thắp lửa sân trường
???
– Tre xanh từ những thuở nào
???
– Bàn tay mẹ dịu dàng sao
???
Cần dựa vào nội dung của dòng thứ nhất (dòng lục) để xác định nội dung cho dòng thứ hai (dòng bát). Ví dụ, dòng thứ nhất viết về “con đường” thì dòng thứ hai có thể là hình ảnh con người trên con đường (đến trường) đó
– Dựa vào tiếng thứ sáu của dòng lục đã cho để xác định vần cần gieo và thanh điệu ở tiếng thứ sáu của dòng bát. Ví dụ: Tiếng thứ sáu của dòng thứ nhất là “nhanh”. Vậy tiếng thứ sáu của dòng thứ hai sẽ sử dụng vần “anh” và thanh bằng để hiệp vần, đảm bảo quy tắc thanh điệu.
– Các vị trí tiếng thứ 2, 4, 6 cần đảm bảo quy tắc thanh điệu. Ví dụ, có thể hoàn thành các dòng bát tương ứng với dòng lục như sau:
+ Con đường rợp bóng cây xanh / Cùng em mỗi bước chân nhanh tới trường hoặc Trải bao thương nhớ dệt thành tuổi thơ,...
+ Phượng đang thắp lửa sân trường / Hè như gọi tiếng yêu thương trong lòng hoặc Ve râm ran gọi bên đường xôn xao,...
+ Tre xanh tự những thuở nào / Võng đưa mát rượi chênh chao trưa hè hoặc Ấp ôm làng xóm biết bao ân tình, ...
+ Bàn tay mẹ dịu dàng sao / Ru em tròn giấc ngọt ngào tuổi thơ hoặc Vỗ về nâng giấc biết bao êm đềm hay Em từ tay mẹ bay vào ngày xanh,...
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2
Hãy sưu tầm một bài thơ lục bát hay viết về người mẹ.
Gợi ý sưu tầm bài thơ lục bát viết về người mẹ: Mẹ ốm (Trần Đăng Khoa), Tóc của mẹ tôi (Phan Thị Thanh Nhàn), Mẹ tôi (Nguyễn Trọng Tạo),...
TÓC CỦA MẸ TÔI
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xoã sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ẩm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Phan Thị Thanh Nhàn, Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)