Trang chủ Lớp 6 SBT Sinh lớp 6 (sách cũ) Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 19 SBT Sinh 6: Bài...

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 19 SBT Sinh 6: Bài 1. Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã...

Bài 1. Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã học.. Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 19 Sách bài tập (SBT) Sinh học 6 - A. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI trang 19

Bài 1. Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã học.

-  Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.

-  Ví dụ: Rễ cây bưởi, cây hồng xiêm, cây cải... là rễ cọc.

-  Đặc điểm: Rễ cây lúa, cây ngô, cây tỏi tây... là rễ chùm.

+ Rễ cọc : gồm rễ cái to, khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.

+ Rễ chùm : gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm.

Bài 2*. Quan sát các bộ phận miền hút của rễ (hình 10.1 SGK), nêu chức năng chính của từng bộ phận.

Các bộ phận của miền hút

    Chức năng chính của từng bộ phận

 

Vỏ

Biểu bì

Biểu bì

Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ.

Lông hút

Hút nước và muối khoáng hoà tan.

Thịt vỏ

Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Trụ giữa

Bó mạch

Mạch rây

Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.

Mạch gỗ

Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

Ruột

Chứa chất dự trữ.

Bài 3. Bạn An đã làm một thí nghiệm như sau : Trồng đậu đen vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đều cho cả 2 chậu cho đến khi cây nảy mầm, tươi tốt như nhau. Sau đó, bạn chi tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới.

-        Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?

-        Em thử dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.

-       Theo em, nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

-        Bạn An làm thí nghiệm trên để chứng minh cây cần nước để sống.

-        Dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích :

+ Chậu A, cây sống do được tưới nước đầy đủ.

+ Chậu B, cây sẽ chết vì không được tưới nước.

Advertisements (Quảng cáo)

-       Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, điều kiện thời tiết...

Bài 4. Quan sát hình 11.2 SGK và cho biết:

-        Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ bộ phận nào ?

-        Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

-        Vì sao quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau ? 

-        Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.

-       Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây : Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

-       Quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuvển trong cây là nhờ tan trong nước.

Bài 5. Quan sát một số loài cây như : trầu không, cà rốt, cây mắm, dây tơ hồng, bụt mọc, cây tầm gửi, cải củ, hồ tiêu... có rễ biến dạng :

Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp, nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm và cho biết vai trò của loại rễ đó đối với cây.

STT

Tên rễ biến dạng

Tên cây

Đặc điếm của rễ biến dạng

Chức năng đối với cây

Rễ củ

Cà rốt, cải củ

Rễ phình to.

Chứa chất dự trử cho cây khi ra hoa, tạo quả.

2

Rễ móc

Trầu

không, hồ tiêu

Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

Giúp cây bám và leo lên.

3

Rễ thở

Cây mắm, bụt mọc

Rễ mọc ngược lên trên mặt đất.

Lấy ôxi, cung cấp cho các phần rễ dưới đất.

4

Giác mút

Dây tơ hồng, cây tầm gửi

Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

Lấy thức ăn từ cây chủ.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)