Khi quan sát các cây ngoài thiên nhiên, người ta có nhận xét sau:
- Cây mọc ở nơi đất khô cạn, nắng gió nhiều (ví dụ: trên đồi trống) thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân nhiều cành, lá thường có lông hoặc sáp phủ ngoài.
- Trong khi đó cây mọc ở nơi râm mát và nhiều ẩm (ví dụ: Trong rừng rậm hay trong thung lũng) thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.
Hãy giải thích tại sao.
Advertisements (Quảng cáo)
- Cây mọc ở nơi khô cạn, nắng gió nhiều thường có rễ ăn sâu để hút nước, giữ cho cây vững chắc hoặc lăn rộng giúp cây kiếm tìm nguồn nước, chất dinh dưỡng, phân nhiều cành để hấp thụ được nhiều ánh sáng, lá bên ngoài có lông hoặc có sáp để hạn chế thoát hơi nước
- Các cây ở nơi râm mát, nhiều ẩm thì thường có thân vươn cao để nhận được ánh sáng, những cành bên dưới bị tiêu giảm do không nhận được ánh sáng.