A. Kiến thức trọng tâm:
1. Khối lượng. Đơn vị đo khối lượng.
- Khối lượng: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi... chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi... Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
- Đơn vị đo khối lượng: Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg).
Lưu ý về đơn vị đo khối lượng: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilôgam (kg). Ngoài kilôgam người ta còn dùng các đơn vị khác thường gặp như gam (g), miligam (mg), héctôgam (còn gọi là lạng), tạ, tấn (t).
Cần nắm được cách chuyển đổi các đơn vị trên như sau:
Advertisements (Quảng cáo)
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg = 10 000 lạng = 1 000 000 g = 1000 000 000 mg.
2. Đo khối lượng: Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Lưu ý về sử dụng cân để đo khối lượng:
+ Học sinh cần biết được một số cân thông dụng để đo khối lượng như: cân đòn (Hình 5.5 SGK), cân đồng hồ (Hình 5.6 SGK), cân tạ (Hình 5.4 SGK), cân y tế (Hình 5.3 SGK), cân Rô-béc-van(Hình 5.2 SGK).
+ Để đo khối lượng được chính xác ta cần tuân thủ các quy tắc sau: Ước lượng khối lượng cần đo; chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Đối với cân Rô-bec-van không có đòn cân phụ để cần những khối lượng nhỏ thì ĐCNN chính là khối lượng quả cân nhỏ nhất của cân, GHĐ của cân chính là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân.