Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Bài Dấu gạch ngang SBT Văn 7 tập 2 trang 99: Có...

Bài Dấu gạch ngang SBT Văn 7 tập 2 trang 99: Có thể dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 99 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Có thể dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu sau đây không ? Vì sao ?.

Bài tập

1. Bài tập 1,2,3 trang 130 -131, SGK.

4*. Có thể dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu sau đây không ? Vì sao ?

   Bà cụ Lềnh - mẹ bác Năm - chạy ra sân đón hỏi công việc làm ăn ra sao. Bác chán nản đáp :

-  Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hỏi rối.

( Theo Đình Hiếu)

5. Cho biết vì sao tác giả dùng dấu gạch nối ở một số từ trong câu sau đây :

   Phần ăn mỗi người có đủ hai trăm gam bánh mì nhà binh, năm mươi gam đồ hộp hoặc cá xác-đin hoặc thịt pa-tê, ba mươi gam pho-mát, một phần tư bi-đông rượu nho bẩy độ, một trăm gam hoa quả tráng miệng.

( Theo Đặng Văn Long)

6. Hãy thêm dấủ gạch ngang vào chỗ thích hợp để những câu sau đây trở nên dễ hiểu hơn :

a)  Bác tôi một giáo viên có hơn 30 năm cầm phấn thừa hiểu tâm lí của bọn trẻ chúng tôi.

Advertisements (Quảng cáo)

b)  Nhắc đến cảnh quan Hà Tây, tục ngữ, ca dao, dân ca nhắc nhiều đến núi Ba Vì dãy núi này nằm ở phía tây, là biểu tượng của sự hùng vĩ và ý chí vươn lên của nhân dân và thắng cảnh Hương Sơn đẹp nhất trời Nam.


Gợi ý làm bài

1.  HS dựa vào hiểu biết về công dụng của dấu gạch ngang để giải bài tập này. Chẳng hạn trong câu a, dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

2.  Công dụng của dấu gạch nối trong câu đã cho là nối các tiếng trong tên phiên âm nước ngoài.

3.  Muốn dùng đúng dấu gạch ngang, trước hết các em cần nắm vững công dụng của dấu này (xem lại Ghi nhớ, trang 130, SGK). Chẳng hạn, dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Vận dụng điều này, ta có thể trình bày sự việc với những chú thích, giải thích cần thiết như sau :

Thiện Sĩ - con Sùng ông, Sùng bà - được cha mẹ cho kết duyên cùng Thị Kính ...

4*. Cũng như dấu gạch ngang, dấu phẩy có thể được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, đặc biệt trong trường hợp thông tin ở bộ phận chú thích, giải thích ấy là thông tin đã biết (hoặc thuộc vốn hiểu biết chung, có tính phổ biến hoặc đã được nêu ở phần văn bản đi trước).

   Tuy nhiên, dấu phẩy cũng được dùng để liệt kê cho nên trong một số trường hợp, việc dùng nó để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích có thể gây hiểu lầm. Trong câu đã cho, nếu dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, thì người đọc có thể hiểu là có đến hai người (bà cụ Lềnh và mẹ bác Năm) chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn. Vì thế, trong trường hợp này, không nên dùng dấu phẩy mà nên dùng dấu gạch ngang.

5.  Như ở bài tập 2, dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

6.  Trong trường hợp này, có thể dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận giải thích. Ví dụ, đối với câu a có thể viết:

   Bác tôi - một giáo viên có hơn 30 năm cầm phấn - thừa hiểu tâm lí của bọn trẻ chứng tôi.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)