Bài tập
1. Nhận xét về nội dung, hình thức và yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
2. Thống kê những ưu điểm và hạn chế (sai sót) trong bài viết của mình về các mặt sau :
- Nội dung : các ý đủ và thiếu ? Có ý gì mới và hay ?
- Hình thức : chữ viết, chính tả, ngữ pháp.
3. Ôn lại cách làm hai kiểu văn bản (biểu cảm và nghị luận) bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau :
3.1. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó ?
A - Nêu được những đặc điểm, tính chất có tác dụng khơi gợi tình cảm của con người, sự vật, hiện tượng đó
B - Tả được hình dáng của người, sự vật, hiện tượng đó
C - Nêu được tình cảm, cảm xúc của bản thân với người, sự vật, hiện tượng đó
D - Nêu được tình cảm, cảm xúc của những người xung quanh với người, sự vật, hiện tượng đó
3.2. Phần Thân bài của bài văn biểu cảm yêu cầu :
A - Nêu sự vật, hiện tượng và lí do biểu cảm
B - Nêu các đặc điểm, phẩm chất của sự vật, hiện tượng khơi gợi tình cảm, thái độ của người viết
C - Nêu tình cảm sâu sắc nhất của người viết về sự vật, hiện tượng đó
D - Tất cả các yêu cầu trên
3.3. Trong đoạn văn sau câu nào là câu phát triển câu chủ đề ?
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng ttẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn đế ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
A - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
B - Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu "đói mấy ngày liền để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong đi giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc bộ đội như con đẻ của mình.
C - Những cử chỉ cao quý đó; tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Advertisements (Quảng cáo)
D - Không có câu nào là câu phát triển câu chủ đề
3.4. Câu văn nào làm luận điểm trong đoạn văn sau :
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh diệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch.
A - Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B - Nói thế có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, th anh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyến trong cách đặt câu.
C - Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
D - Cả ba câu trên
3.5. Các câu sau đây, câu nào nói đúng nhất về văn nghị luận ;
Trong bài văn nghị luận :
A - Không thể có các yếu tố miêu tả trữ tình.
B - Không có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình.
C - Có thể có các yếu tố miêu tả kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.
D - Tình cảm, thái độ của tác giả có thể thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người.
Gợi ý làm bài
1 và 2. HS đối chiếu yêu cầu của bài tập với bài viết cuối năm của mình để trả lời các câu hỏi trong mỗi bài tập.
3.
3.1: A
3.2: B
3.4: A
3.5 : C.