Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Cánh diều Bài 20 trang 66 SBT Toán 8 – Cánh diều: Cho tứ...

Bài 20 trang 66 SBT Toán 8 – Cánh diều: Cho tứ giác \(ABCD\) có \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(AD, BC\). Chứng minh: \(MN \le \frac{{AB + DC}}{2}\)...

Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh tam giác đó. Tính chất. Trả lời bài 20 trang 66 sách bài tập (SBT) toán 8 – Cánh diều - Bài 3. Đường trung bình của tam giác. Cho tứ giác \(ABCD\) có \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(AD, BC\). Chứng minh: \(MN \le \frac{{AB + DC}}{2}\)....Cho tứ giác \(ABCD\) có \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AD,BC\). Chứng minh: \(MN \le \frac{{AB + DC}}{2}\)

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tứ giác \(ABCD\) có \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AD,BC\). Chứng minh: \(MN \le \frac{{AB + DC}}{2}\). Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh tam giác đó.

Tính chất: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Lấy \(I\) là trung điểm của \(BD\). Khi đó, ta có \(MI,NI\) lần lượt là các đường trung bình của tam giác \(ABD\) và \(BDC\) nên \(MI = \frac{{AB}}{2},NI = \frac{{CD}}{2}\).

Do đó \(MI + NI = \frac{{AB + CD}}{2}\) (1)

- Nếu \(I\) không thuộc \(MN\) ta có \(MN < MI + NI\) (bất đẳng thức tam giác).

- Nếu \(I\) thuộc \(MN\) ta có \(MN = MI + NI\).

Tức là, ta luôn có \(MN \le MI + NI\) (2). Từ (1) và (2) suy ra \(MN \le \frac{{AB + CD}}{2}\).

Dấu đẳng thức xảy ra khi \(I\) thuộc \(MN\), khi đó \(AB//CD\).

Advertisements (Quảng cáo)