Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 60 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 5 trang 60 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M...

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia AC lấy điểm N sao cho \(AM = AN. Hướng dẫn giải bài 5 trang 60 sách bài tập (SBT) toán 8 - Chân trời sáng tạo - Bài 3. Hình thang - Hình thang cân. Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M,...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia AC lấy điểm N sao cho \(AM = AN.\) Chứng minh tứ giác MNBC là hình thang cân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia AC lấy điểm N sao cho \(AM = AN.\) Chứng minh tứ giác MNBC là hình thang cân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì tam giác ABC cân tại A nên \(AB = AC\) và \(\widehat {{B_1}} = \widehat {ACB}\), mà \(\widehat {{B_1}} + \widehat {ACB} + \widehat {{A_1}} = {180^0}\). Do đó, \(\widehat {{B_1}} = \frac{{{{180}^0} - \widehat {{A_1}}}}{2}\) (1)

Advertisements (Quảng cáo)

Vì \(AM = AN\left( {gt} \right)\) nên tam giác AMN cân tại A.

Do đó, \(\widehat {{M_1}} = \widehat {ANM}\), mà \(\widehat {{M_1}} + \widehat {ANM} + \widehat {{A_2}} = {180^0}\)

Do đó, \(\widehat {{M_1}} = \frac{{{{180}^0} - \widehat {{A_2}}}}{2}\) (2)

Lại có: \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) (hai góc đối đỉnh) (3)

Từ (1), (2), (3) ta có: \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{M_1}}\), mà hai góc này ở vị trí so le trong nên MN//BC. Do đó, tứ giác MNBC là hình thang (5).

Ta có: \(AM = AN\left( {gt} \right)\), \(AB = AC\)(cmt) nên \(AM + AB = AN + AC\), suy ra \(BM = CN\) (6)

Từ (5) và (6) ta có: Tứ giác MNBC là hình thang cân.

Advertisements (Quảng cáo)