Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 14 trang 86 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo:...

Bài 14 trang 86 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo: Cho tam giác \(ABC\)nhọn có hai đường cao \(BE, CF\) cắt nhau tại \(H\). Chứng minh rằng \(\Delta AEB\backsim\Delta AFC\)...

Lời Giải bài 14 trang 86 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8. Cho tam giác \(ABC\)nhọn có hai đường cao \(BE, CF\) cắt nhau tại \(H\). Chứng minh rằng \(\Delta AEB\backsim\Delta AFC\).

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác \(ABC\)nhọn có hai đường cao \(BE,CF\) cắt nhau tại \(H\). Chứng minh rằng

a) \(\Delta AEB\backsim\Delta AFC\).

b) \(\frac{{HE}}{{HC}} = \frac{{HF}}{{HB}}\).

c) \(\Delta HEF\backsim\Delta HCB\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Nếu tam giác vuông này có một góc nhọn bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng.

- Nếu \(\Delta ABC\backsim\Delta A’B’C’\) thì \(\frac{{AB}}{{A’B’}} = \frac{{AC}}{{A’C’}} = \frac{{BC}}{{B’C’}} = k\).

- Hai tam giác đồng dạng có các góc tương ứng bằng nhau.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì \(BE\)là đường cao nên \(\widehat {AEB} = 90^\circ \); vì \(CF\)là đường cao nên \(\widehat {AFC} = 90^\circ \)

Xét tam giác \(AEB\) và tam giác \(AFC\) có:

\(\widehat A\) (chung)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\widehat {AEB} = \widehat {AFC} = 90^\circ \) (chứng minh trên)

Suy ra, \(\Delta AEB\backsim\Delta AFC\) (g.g).

b) Vì \(\Delta AEB\backsim\Delta AFC\) nên \(\widehat {ACF} = \widehat {ABE}\) (hai góc tương ứng) hay \(\widehat {ECH} = \widehat {FBH}\).

Xét tam giác \(HEC\) và tam giác \(HFB\) có:

\(\widehat {ECH} = \widehat {FBH}\) (chứng minh trên)

\(\widehat {CEH} = \widehat {BFH} = 90^\circ \) (chứng minh trên)

Suy ra, \(\Delta HEC\backsim\Delta HFC\) (g.g).

Suy ra, \(\frac{{HE}}{{HF}} = \frac{{HC}}{{HB}}\) (các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

Hay \(\frac{{HE}}{{HC}} = \frac{{HF}}{{HB}}\) (điều phải chứng minh).

c) Xét tam giác \(HEF\) và tam giác \(HCB\) có:

\(\widehat {FHE} = \widehat {BHC}\) (hai góc đối đỉnh)

\(\frac{{HE}}{{HC}} = \frac{{HF}}{{HB}}\) (chứng minh trên)

Suy ra, \(\Delta HEF\backsim\Delta HCB\) (c.g.c).