Độ tan, nồng độ dung dịch và mối liên hệ giữa các đại lượng.
Học sinh dựa vào sơ đồ bên dưới.
- nêu định nghĩa: độ tan ( S) trong nước, nồng độ dung dịch, nồng độ % ( C%) , nồng độ mol
- chứng minh biểu thức liên hệ giữa độ tan với C% ( biểu thức I), giữa C% với \({C_M}\) ( biểu thức 2)
Advertisements (Quảng cáo)
Độ tan, nồng dộ dung dịch và mối liên hệ giữa các đại lượng:
\({C_M} = {{{n_{ct}}} \over {{V_{{\rm{dd}}}}}}\)
\(S = {{{m_{ct}}.100} \over {{m_{{H_2}O}}}} \to C\% = {S \over {S + 100}}.100 \leftarrow C\% = {{{m_{ct}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 \leftarrow {C_M} = {{10.C\% .D} \over m}\)
Các định nghĩa:
- độ tan (S) trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
- nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- nồng độ mol ( kí hiệu là \({C_M}\) ) của dung dịch cho ta biết số mol chất tan có trong 1 ít dung dịch .
- biểu thức liên hệ giữa độ tan C%:
100 gam nước hòa tan được S gam chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa.
\(\eqalign{ & \Rightarrow {m_{{\rm{dd}}bh}} = (S + 100)gam \cr & C\% = {{{m_{ct}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 = {S \over {S + 100}}.100 \cr} \)
- biểu thức liên hệ giữa C% với \({C_M}\).
Gọi V ( ml ) là thể tích dung dịch
\(\eqalign{ & \Rightarrow {m_{{\rm{dd}}}} = D.V(gam) \cr & {C_M} = {n \over {\left( {{V \over {1000}}} \right)}} = {{1000.n} \over V} \Rightarrow {n \over V} = {{{C_M}} \over {1000}} \cr & C\% = {{{m_{ct}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 = {{n.M} \over {D.V}}.100 = {n \over V}.{{100.m} \over D} \Rightarrow {n \over V} = {{C\% .D} \over {100.M}} \cr & \to {{{C_M}} \over {1000}} = {{C\% .D} \over {100.M}} \Rightarrow {C_M} = {{10.C\% .D} \over {M}} \cr} \)