- Quan sát thí nghiệm phản ứng hóa học giữa kẽm và dung dịch axit clohiđric. Nhận xét hiện tượng và ghi phương trình chữ của phản ứng. Đồng thời nêu câu hỏi: có phải các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau mới xảy ra phản ứng hóa học không?
- Giáo viên nhắc lại hình 2.10. Phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt tạo thành sắt (II) sunfua ( hoạt động 1): có phải bề mặt tiếp xúc của các chất phản ứng càng lớn thì phản ứng càng dễ xảy ra và nhanh hơn không?
- Phản ứng giữa bột sắt và bột lưu huỳnh chỉ xảy ra khi cần đun nóng đến một nhiệt độ nhất định không?
- Phản ứng lên men rượu từ tinh bột (gạo) còn cần thêm chất xúc tác là men.
- Thí nghiệm: phản ứng hóa học giữa kẽm và dung dịch axit clohiđric
Advertisements (Quảng cáo)
+) Hiện tượng: kẽm tan dần và có bọt khí thoát ra.
+) Phương trình chữ của phản ứng: Kẽm + Axit clohiđric \( \to \) Khí hiđro + Kẽm clorua.
- Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ và nhanh. Việc dùng lưu huỳnh và sắt ở dạng bột là nhằm tăng bề mặt tiếp xúc.
- Phản ứng lên men rượu từ tinh bột (gạo) còn cần thêm xúc tác là men.
Kết luận: Phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.