Trang chủ Lớp 8 Toán lớp 8 (sách cũ) Câu hỏi 4 Bài 4 trang 45 Toán 8 Tập 2 :...

Câu hỏi 4 Bài 4 trang 45 Toán 8 Tập 2 : Bài 4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn...

Trả lời câu hỏi 4 Bài 4 trang 45 Toán 8 Tập 2 . Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.. Bài 4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giải thích sự tương đương:

a) \(x + 3 < 7 \Leftrightarrow x - 2 < 2\)

b) \(2x <  - 4 \Leftrightarrow  - 3x > 6\)

Sử dụng hai quy tắc biến đổi bất phương trình:

a) Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.

b) Quy tắc nhân với một số

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

Advertisements (Quảng cáo)

a) \(x+3<7\)   (1)

Cộng hai vế bất phương trình (1) với \((-5)\) ta được:

\(x + 3 + \left( { - 5} \right) < 7 + \left( { - 5} \right)\)

\( \Leftrightarrow x - 2 < 2\)

Vậy \(x + 3 < 7 \Leftrightarrow x - 2 < 2\)

b) \(2x <  - 4\)    (2)

Nhân hai vế bất phương trình (2) với \(\dfrac{{ - 3}}{2}<0\) ta được:

\(2x.\left( {\dfrac{{ - 3}}{2}} \right) > \left( { - 4} \right).\left( {\dfrac{{ - 3}}{2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow  - 3x > 6\)

Vậy  \(2x <  - 4 \Leftrightarrow  - 3x > 6\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Toán lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)