Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Kết nối tri thức Bài 5.22 trang 68 SBT toán 9 – Kết nối tri thức...

Bài 5.22 trang 68 SBT toán 9 - Kết nối tri thức tập 1: Hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) có vị trí tương đối như thế nào trong mỗi trường hợp...

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó. Hướng dẫn giải Giải bài 5.22 trang 68 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1 - Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn . Hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) có vị trí tương đối như thế nào trong mỗi trường hợp

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) có vị trí tương đối như thế nào trong mỗi trường hợp sau:

a) \(OO’ = 4cm\)?

b) \(OO’ = 5cm\)?

c) \(OO’ = 6cm\)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó:

+ Hai đường tròn ở ngoài nhau khi \(OO’ > R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài khi \(OO’ = R + r\).

+ Hai đường tròn cắt nhau khi \(R - r < OO' < R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc trong khi \(OO’ = R - r\).

+ Đường tròn (O) đựng (O’) khi \(OO’ < R - r\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì \(3 - 2 < OO' < 3 + 2\) nên hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) cắt nhau.

b) Vì \(OO’ = 3 + 2\) nên hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) tiếp xúc ngoài nhau.

c) Vì \(OO’ > 3 + 2\) nên hai đường tròn (O; 2cm) và (O’; 3cm) không giao nhau (ngoài nhau).