Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Kết nối tri thức Bài 5.27 trang 71 SBT toán 9 – Kết nối tri thức...

Bài 5.27 trang 71 SBT toán 9 - Kết nối tri thức tập 1: Cho tam giác ABC có AB < AC và đường cao AH (H. 5. 12). Trong các điểm B, H và C...

Điểm B nằm trên đường tròn (A; AB). + Chứng minh \(AH < AB\). Do đó, điểm H nằm trong đường tròn (A. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài 5.27 trang 71 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1 - Bài tập cuối chương V . Cho tam giác ABC có (AB < AC) và đường cao AH (H.5.12). a) Trong các điểm B,

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC có \(AB < AC\) và đường cao AH (H.5.12).

a) Trong các điểm B, H và C, điểm nào nằm trong, điểm nào nằm trên và điểm nào nằm ngoài đường tròn (A; AB)? Vì sao?

b) Xác định ví trị của điểm D trên đoạn AC trong mỗi trường hợp sau:

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) tiếp xúc với nhau;

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) cắt nhau;

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) không giao nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) + Điểm B nằm trên đường tròn (A; AB).

+ Chứng minh \(AH < AB\). Do đó, điểm H nằm trong đường tròn (A; AB).

+ Vì \(AB < AC\) nên điểm C nằm ngoài đường tròn (A; AB).

b) Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó:

+ Hai đường tròn ở ngoài nhau khi \(OO’ > R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài khi \(OO’ = R + r\).

+ Hai đường tròn cắt nhau khi \(R - r < OO' < R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc trong khi \(OO’ = R - r\).

+ Đường tròn (O) đựng (O’) khi \(OO’ < R - r\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Điểm B nằm trên đường tròn (A; AB).

Vì \(AB < AC\) nên điểm C nằm ngoài đường tròn (A; AB).

Tam giác AHB vuông tại H nên \(AH < AB\). Do đó, điểm H nằm trong đường tròn (A; AB).

b) Do điểm C nằm ngoài đường tròn (A; AB) nên AH cắt đường tròn đó tại một điểm nằm giữa A và C; gọi điểm đó là điểm M.

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) tiếp xúc với nhau khi D trùng với M.

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) cắt nhau khi D nằm giữa A và M.

- Đường tròn (A) và đường tròn (C; CD) không giao nhau khi D nằm giữa C và M.