Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Kết nối tri thức Bài 8.3 trang 43 SBT toán 9 – Kết nối tri thức...

Bài 8.3 trang 43 SBT toán 9 - Kết nối tri thức tập 2: Túi A chứa 4 tấm thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4...

Sử dụng kiến thức về phép thử để tìm phép thử: Một hoặc một số hành động. Hướng dẫn giải Giải bài 8.3 trang 43 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2 - Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu . Túi A chứa 4 tấm thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4.

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Túi A chứa 4 tấm thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Túi B chứa 4 viên bi với các màu xanh, đỏ, tím, vàng. Từ túi A rút ngẫu nhiên một tấm thẻ đồng thời từ túi B lấy ngẫu nhiên một viên bi.

a) Phép thử là gì?

b) Có bao nhiêu kết quả có thể? Mô tả không gian mẫu của phép thử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về phép thử để tìm phép thử: Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử.

Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Phép thử là: Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ túi A đồng thời từ túi B lấy ngẫu nhiên một viên bi.

b) Kí hiệu bốn viên bi xanh, đỏ, tím, vàng lần lượt là A, B, C, D. Ta lập được bảng sau:

Kết quả của phép thử là (a, b) trong đó a và b tương ứng là số trên tấm thẻ và màu của viên bi.

Ta có bảng liệt kê các kết quả có thể xảy ra như sau:

Mỗi ô trong bảng là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 16 ô của bảng trên.

Vậy \(\Omega = \) {(1, A); (1, B); (1, C); (1, D); (2, A); (2, B); (2, C); (2, D); (3, A); (3, B); (3, C); (3, D); (4, A); (4, B); (4, C); (4, D)}.

Advertisements (Quảng cáo)