Trang chủ Lớp 9 SBT Toán lớp 9 Câu 14 trang 64 SBT Toán 9 Tập 1: Vẽ đồ thị...

Câu 14 trang 64 SBT Toán 9 Tập 1: Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cũng một mặt...

a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cũng một mặt phẳng tọa độ. Câu 14 trang 64 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1 – Bài 3. Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0)

Advertisements (Quảng cáo)

a)      Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cũng một mặt phẳng tọa độ:

\(y = x + \sqrt 3\);               (1)

\(y = 2x + \sqrt 3 \);              (2)

b)      Gọi giao điểm của đường thẳng \(y = x + \sqrt 3 \) với các trục Oy, Ox theo thứ tự là A, B và giao điểm của đường thẳng \(y = 2x + \sqrt 3 \) với các trục Oy, Ox theo thứ tự là A, C. Tính các góc của tam giác ABC (dùng máy tính bỏ túi CASIO fx-220 hoặc CASIO fx-500A).

a) *Vẽ đồ thị của hàm số \(y = x + \sqrt 3 \) 

Cho x = 0 thì \(y = \sqrt 3 \). Ta có: \(A\left( {0;\sqrt 3 } \right)\)

Cho y = 0 thì \(x + \sqrt 3  = 0 \Rightarrow x =  – \sqrt 3 \). Ta có: \(B\left( { – \sqrt 3 ;0} \right)\)

        Cách tìm điểm có tung độ bằng \(\sqrt 3 \) trên trục Oy:

–          Dựng điểm M(1;1). Ta có: \(OM = \sqrt 2 \)

–          Dựng cung tròn tâm O bán kính OM cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng \(\sqrt 2 \) .

–          Dựng điểm \(N\left( {1;\sqrt 2 } \right)\). Ta có: \(ON = \sqrt 3 \)

–          Vẽ cung tròn tâm O bán kính ON cắt trục Oy tại A có tung độ \(\sqrt 3 \) cắt tia đối của Ox tại B có hoành độ \(-\sqrt 3 \) .

Đồ thị của hàm số \(y = x + \sqrt 3 \) là đường thẳng AB.

*Vẽ đồ thị của hàm số \(y = 2x + \sqrt 3 \)

Advertisements (Quảng cáo)

Cho x = 0 thì \(y = \sqrt 3 \). Ta có: \(A\left( {0;\sqrt 3 } \right)\)

Cho y = 0 thì \(2x + \sqrt 3  = 0 \Rightarrow x =  – {{\sqrt 3 } \over 2}\). Ta có: \(C\left( { – {{\sqrt 3 } \over 2};0} \right)\)

Đồ thị của hàm số \(y = 2x + \sqrt 3 \) là đường thẳng AC

b) Ta có: \(tg\widehat {ABO} = {{OA} \over {OB}} = {{\sqrt 3 } \over {\sqrt 3 }} = 1 \Rightarrow \widehat {ABO} = {45^0}\) hay \(\widehat {ABC} = {45^0}\)

\(tg\widehat {ACO} = {{OA} \over {OC}} = {{\sqrt 3 } \over {{{\sqrt 3 } \over 2}}} = 2 \Rightarrow \widehat {ACO} = {63^0}26’\)

Ta có: \(\widehat {ACO} + \widehat {ACB} = {180^0}\) (hai góc kề bù)

Suy ra : \(\widehat {ACB} = {180^0} – \widehat {ACO} = {180^0} – {63^0}26′ = {116^0}34’\)

Lại có: \(\widehat {ACB} + \widehat {ABC} + \widehat {BAC} = {180^0}\)

Suy ra:

\(\eqalign{
& \widehat {BAC} = {180^0} – \left( {\widehat {ACB} + \widehat {ABC}} \right) \cr
& = {180^0} – \left( {{{45}^0} + {{116}^0}34′} \right) = {18^0}26′ \cr} \)