Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 11 trang 22 Toán 9 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 11 trang 22 Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo: Giải các phương trình: a) \({x^2} - 12x = 0\)b) \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\)c) \(3{x^2} - 4\sqrt...

Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung, hằng đẳng thức và quy tắc chuyển vế để đưa về dạng phương trình tích. Dựa vào. Trả lời bài tập 11 trang 22 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 6. Giải các phương trình: a) \({x^2} - 12x = 0\)b) \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\)c) \(3{x^2} - 4\sqrt 3 x + 4 = 0\)d) \(x(x + 3) = 27 - (11 - 3x)\)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Giải các phương trình:

a) \({x^2} - 12x = 0\)

b) \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\)

c) \(3{x^2} - 4\sqrt 3 x + 4 = 0\)

d) \(x(x + 3) = 27 - (11 - 3x)\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung, hằng đẳng thức và quy tắc chuyển vế để đưa về dạng phương trình tích.

Dựa vào: Nếu phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\)có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1\) , nghiệm còn lại là \({x_2} = \frac{c}{a}\).

Nếu phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\)có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1\) , nghiệm còn lại là \({x_2} = - \frac{c}{a}\).

Dựa vào công thức nghiệm của phương trình bậc hai:

Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\) và biệt thức \(\Delta = {b^2} - 4ac\).

+ Nếu \(\Delta \)> 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\({x_1} = \frac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}},{x_2} = \frac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\);

+ Nếu \(\Delta \) = 0 thì phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = - \frac{b}{{2a}}\);

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu \(\Delta \) < 0 thì phương trình vô nghiệm.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \({x^2} - 12x = 0\)

\(\begin{array}{l}x(x - 12) = 0\\\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x - 12 = 0}\end{array}} \right.\\\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 12}\end{array}} \right.\end{array}\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = 0 và x = 12.

b) \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\)

Phương trình \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\) có a + b + c = 13 + 25 – 38 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} = 1\); \({x_2} = \frac{c}{a} = - \frac{{38}}{{13}}\)

c) \(3{x^2} - 4\sqrt 3 x + 4 = 0\)

Ta có \(\Delta = {\left( { - 4\sqrt 3 } \right)^2} - 4.3.4 = 0\)

Vậy phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = \frac{{4\sqrt 3 }}{{2.3}} = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\).

d) \(x(x + 3) = 27 - (11 - 3x)\)

\(\begin{array}{l}{x^2} + 3x = 27 - 11 + 3x\\{x^2} = 16\\x = \pm 4\end{array}\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = \( \pm 4\).

Advertisements (Quảng cáo)