Tính nhẩm nghiệm của các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay.
a) 14{x^2} - 13x - 27 = 0
b) 5,4{x^2} + 8x + 2,6 = 0
c) \frac{2}{3}{x^2} + 2x - \frac{8}{3} = 0
d) 3{x^2} - (3 + \sqrt 5 )x + \sqrt 5 = 0
Dựa vào: Nếu phương trình a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là {x_1} = 1 , nghiệm còn lại là {x_2} = \frac{c}{a}.
Nếu phương trình a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là {x_1} = - 1 , nghiệm còn lại là {x_2} = - \frac{c}{a}.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Phương trình 14{x^2} - 13x - 27 = 0có a - b + c = 14 – (-13) - 27= 0.
Vậy phương trình có hai nghiệm là {x_1} = - 1; {x_2} = - \frac{c}{a} = \frac{{27}}{{14}}.
b) Phương trình 5,4{x^2} + 8x + 2,6 = 0 có a - b + c = 5,4 - 8 + 2,6 = 0.
Vậy phương trình có hai nghiệm là {x_1} = - 1; {x_2} = - \frac{c}{a} = - \frac{{2,6}}{{5,4}} = - \frac{{13}}{{27}}.
c) Phương trình \frac{2}{3}{x^2} + 2x - \frac{8}{3} = 0có a + b + c = \frac{2}{3} + 2 - \frac{8}{3} = 0.
Vậy phương trình có hai nghiệm là {x_1} = 1; {x_2} = \frac{c}{a} = - \frac{8}{3}:\frac{2}{3} = - 4.
d) Phương trình 3{x^2} - (3 + \sqrt 5 )x + \sqrt 5 = 0 có a + b + c = 3 - (3 + \sqrt 5 ) + \sqrt 5 = 0.
Vậy phương trình có hai nghiệm là {x_1} = 1; {x_2} = \frac{c}{a} = \frac{{\sqrt 5 }}{3}.