Hoạt động3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 63
a) Tính các tỉ số lượng giác của góc \(\alpha \) và của góc 90o -\(\alpha \) trong Hình 8 theo a, b, c.
b) So sánh sin \(\widehat B\) và cos \(\widehat C\) , cos \(\widehat B\) và sin \(\widehat C\) , tan \(\widehat B\) và cot \(\widehat C\) , tan \(\widehat C\) và cot \(\widehat B\).
- Dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn \(\alpha \). Xét tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat {ACB} = \alpha \) , ta có:
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin của góc \(\alpha \) , kí hiệu sin\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin của góc \(\alpha \) , kí hiệu cos\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc \(\alpha \) , kí hiệu tan\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc \(\alpha \) , kí hiệu cot\(\alpha \).
Xét tam giác ABC vuông tại A. Ta có:
Các tỉ số lượng giác của góc \(\alpha \) là:
sin \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{c}{a}\)
cos \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{b}{a}\)
tan \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{c}{b}\)
cot \(\alpha \) = \(\frac{1}{{\tan \alpha }} = \frac{b}{c}\)
Các tỉ số lượng giác của góc 90o - \(\alpha \) là:
sin 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{b}{a}\)
cos 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{c}{a}\)
tan 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{AB}} = \frac{b}{c}\)
cot 90o - \(\alpha \) = \(\frac{1}{{\tan {{90}^o} - \alpha }} = \frac{c}{b}\)
b) Ta có \(\widehat C\) = \(\alpha \) ; \(\widehat B\) = 90o - \(\alpha \) nên theo phần a ta có:
sin \(\widehat B\) = cos \(\widehat C\)
cos \(\widehat B\) = sin \(\widehat C\)
Advertisements (Quảng cáo)
tan \(\widehat B\) = cot \(\widehat C\)
tan \(\widehat C\) = cot \(\widehat B\)
Thực hành3
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 63
a) So sánh: sin 72o và cos 18o ; cos 72o và sin 18o; tan 72o và cot 18o
b) Cho biết sin 18o \( \approx 0,31\) ; tan 18o \( \approx 0,32\). Tính cos 72o và cot 72o.
- Dựa vào nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.
- Dựa vào VD3 trang 63 làm tương tự.
a) sin 72o = cos (90 o – 72o)= cos 18o
cos 72o = sin(90 o – 72o)= sin 18o
tan 72o = cot(90 o – 72o)= cot 18o
b) Theo đề bà ta có: sin 18o \( \approx 0,31\) ; tan 18o \( \approx 0,32\).
Suy ra cos 72o = sin(90 o – 72o)= sin 18o \( \approx 0,31\)
và cot 72o = tan(90 o – 72o)= tan 18o \( \approx 0,32\).
Vận dụng3
Trả lời câu hỏi Vận dụng3 trang 63
Tia nắng chiếu qua điểm B của nóc tòa nhà tạo với mặt đất một góc x và tạo với cạnh AB của tòa nhà một góc y (Hình 9). Cho biết cos x \( \approx 0,78\) và cot x \( \approx 1,25\). Tính sin y và tan y (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
Dựa vào nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.
Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng tỉ số lượng giác hai góc phụ nhau, ta có:
sin y = cos x \( \approx 0,78\) ; tan y = cot x \( \approx 1,25\).