Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Giải mục 3 trang 8, 9, 10 Toán 9 tập 2 –...

Giải mục 3 trang 8, 9, 10 Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo: Đồ thị của hàm số có vị trí như thế nào so với trục hoành?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời HĐ3, HĐ4, TH3, VD3 mục 3 trang 8, 9, 10 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo - Bài 1. Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax^2 (a khác 0). Cho hàm số \(y = {x^2}\). Ta lập bảng giá trị sau: x -3 -2 -1 0 1 2 3\(y = {x^2}\) 9 4 1 0 1 4 9Từ bảng trên, ta lấy các điểm A(-3;9), B(-2;4), C(-1;1), O(0;0), C’(1;1), B’(2;4), A’(3;9) trên mặt phẳng tọa độ Oxy... Đồ thị của hàm số có vị trí như thế nào so với trục hoành?

Hoạt động3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 8

Cho hàm số \(y = {x^2}\). Ta lập bảng giá trị sau:

Từ bảng trên, ta lấy các điểm A(-3;9), B(-2;4), C(-1;1), O(0;0), C’(1;1), B’(2;4), A’(3;9) trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Đồ thị của hàm số \(y = {x^2}\) là một đường cong đi qua các điểm nêu trên và có dạnh như Hình 2.

Từ đồ thị ở Hình 2, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Đồ thị của hàm số có vị trí như thế nào so với trục hoành?

b) Có nhận xét gì về vị trí của các cặp điểm A và A’, B và B’, C và C’ so với trục tung?

c) Điểm nào là điểm thấp nhất của đồ thị?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhìn vào Hình 2 để nhận xét.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Đồ thị của hàm số có vị trí phía trên so với trục hoành.

b) Các cặp điểm A và A’, B và B’, C và C’ đối xứng với nhau qua trục tung.

c) Điểm thấp nhất của đồ thị là điểm O(0;0).


Hoạt động4

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 8

Cho hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\).

a) Lập bảng giá trị của hàm số khi x lần lượt nhận các giá trị -2; -1;0;1;2.

b) Vẽ đồ thị của hàm số. Có nhận xét gì về đồ thị của hàm số đó?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thay lần lượt giá x vào hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\)để tính y và lập bảng giá trị.

Từ bảng giá trị gọi các điểm và vẽ đồ thị là một đường cong đi qua các điểm trên.

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

Lấy các điểm A(-2;6), B(-1; \( - \frac{3}{2}\)), O(0;0), B’(1; \( - \frac{3}{2}\)), A’(2;-6).

Đồ thị hàm số \(y = - \frac{3}{2}{x^2}\) là một đường cong đi qua các điểm nêu trên và có dạng như hình dưới.

Advertisements (Quảng cáo)

Nhận xét: Đồ thị nằm bên dưới trục hoành.


Thực hành3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 9

Vẽ đồ thị hàm số y = 2x2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Để vẽ đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\), ta thực hiện các bước sau:

+ Lập bảng giá trị của hàm số với một số giá trị của x (thường lấy 5 giá trị gồm số 0 và hai cặp giá trị đối nhau).

+ Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đánh dấu các điểm (x;y) trong bảng giá trị (gồm điểm (0;0) và hai cặp điểm đối xứng nhau qua trục Oy).

+ Vẽ đường parabol đi qua các điểm vừa được đánh dấu.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bảng giá trị:

Trên mặt phẳng tọa độ, lấy các điểm A(-2;8), B(-1;2), O(0;0), B’(1;2), A’(2;8)

Đồ thị hàm số y = 2x2 là một đường parabol đỉnh O, đi qua các điểm trên và có dạng như dưới đây.


Vận dụng3

Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 10

Động năng (tính bằng J) của một quả bưởi nặng 1 kg rơi với tốc độ v (m/s) được tính bằng công thức \(K = \frac{1}{2}{v^2}\).

a) Tính động năng của quả bưởi đạt được khi nó rơi với tốc độ lần lượt là 3 m/s, 4 m/s.

b) Tính tốc độ rơi của quả bưởi tại thời điểm quả bưởi đạt được động năng 32 J.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thay v lần lượt bằng 3, 4 vào công thức \(K = \frac{1}{2}{v^2}\) để tính.

Thay K = 32 J để tìm v.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Với v = 3 m/s ta có \(K = \frac{1}{2}{.3^2} = \frac{9}{2}\) J

Với v = 4 m/s ta có \(K = \frac{1}{2}{.4^2} = 8\)J

b) Với K = 32 J ta có: \(32 = \frac{1}{2}{v^2}\)

suy ra v2 = 64. Do đó, v = 8 (m/s).