Nhiệt phân MgCO3 một thời gian thu được khí B và chất rắn A. Hấp thụ hoàn toàn khí B vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C có khả năng phản ứng với BaCl2 và KOH. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch axit HCl thấy có khí B thoát ra. Viết các phương trình hoá học trong các thí nghiệm trên.
Nhiệt phân MgCO3:
\(MgC{O_3}\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,\,MgO\,\,\, + \,\,\,C{O_2} \uparrow \)
Suy ram khí B là CO2
Chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl thu được khí B
Suy ra A gồm MgCO3 dư và MgO
\(\eqalign{
& MgC{O_3}\,\, + \,\,2HCl\,\, \to \,\,MgC{l_2}\, + \,\,C{O_2} \uparrow \, + \,{H_2}O \cr
& MgO\, + \,\,2HCl\,\, \to \,\,MgC{l_2}\, + \,\,{H_2}O \cr} \)
Advertisements (Quảng cáo)
Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaOH
Dung dịch C phản ứng với BaCl2
Suy ra, dung dịch C phải chứa Na2CO3
Dung dịch phản ứng với KOH
Suy ra: Dung dịch C chứa NaHCO3
Các phương trình hóa học
\(\eqalign{
& C{O_2}\,\, + \,\,NaOH\,\, \to \,\,NaHC{O_3} \cr
& C{O_2}\,\, + \,\,2NaOH\,\, \to \,N{a_2}C{O_3}\, + \,{H_2}O \cr
& N{a_2}C{O_3}\, + \,\,BaC{l_2}\, \to \,\,BaC{O_3}\, \downarrow \,\, + \,\,2NaCl \cr
& 2NaHC{O_3}\, + \,\,2KOH\,\, \to \,N{a_2}C{O_3}\, + \,{K_2}C{O_3} + \,2{H_2}O \cr} \)