Hãy nêu các biện pháp để giữ an toàn điện khi tiếp xúc với các dụng cụ, thiết bị điện trong mạng điện gia đình. Hãy nêu các biện pháp để giữ an toàn điện khi thay thế một bóng đèn điện dùng nguồn điện là mạng điện gia đình.
Để phòng tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch, quá tải trong mạng điện gia đình, người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên là gì? Hãy quan sát một thiết bị này và cho biết nó hoạt động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện đi qua là bao nhiêu?
Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và với một dụng cụ bị rò điện (vỏ kim loại của dụng cụ chạm phải lõi của đường dây dẫn vào dụng cụ đó), người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên là gì? Hãy quan sát một thiết bị này và cho biết nó hoạt động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện rò qua cơ thể là bao nhiêu? Các lỗ cắm điện trong mạng điện gia đình ở gần mặt đất thường có nắp che (hình H11.8). Em hãy cho biết tác dụng của các nắp che này.
- Chỉ tiếp xúc với các bộ phận của thiết bị điện trong mạng điện gia đình khi chúng làm bằng cách điện hoặc sau khi đã kiểm tra được sự cách điện giữa chúng với mạch điện chạy trong thiết bị.
Advertisements (Quảng cáo)
- Các biện pháp giữ an toàn khi thay thế bóng đèn:
+ Rút phích cắm, ngắt công tắc, ngắt CB trước khi tiếp xúc.
+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà bằng ghế nhựa, dép khô,…
- Để phòng tránh sự đoản mạch, quá tải trong mạng điện gia đình ta phải lắp cái CB (ngắt điện tự động). Với các mạng điện gia đình thường CB ngắt khi cường độ dòng điện là 15A.
- Để phòng tránh điện giật khi tiếp xúc với vỏ dụng cụ bị rò điện người ta dùng cái ELCB.
- Các lỗ cắm điện gần mặt đất thường có nắp che để ngăn không cho trẻ em chơi đùa chạm vào ổ điện bên trong.