Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 Bài 2 trang 105 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9...

Bài 2 trang 105 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1: Từ trường được biểu diễn trực quan bằng những đường có tên gọi là gì?...

Bài 2 trang 105 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1. Đối với một nam châm, các đường này có chiều được quy ước như thế nào?. Bài: Chủ đề 15: Từ trường

Advertisements (Quảng cáo)

Từ trường được biểu diễn trực quan bằng những đường có tên gọi là gì?

Đối với một nam châm, các đường này có chiều được quy ước như thế nào?

Hình ảnh của từ trường do các đường này tạo ra có tên gọi là gì?

Dựa vào các đường này, làm thế nào để biết được nơi nào từ trường mạnh, nơi nào là từ trường yếu?

Khi các kim nam châm nằm cân bằng trong từ trường, các đường này có chiều đi ra, đi vào cực từ nào của nam châm?

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng vật dụng nào để tạo ra hình ảnh mô tả từ trường? Hãy nêu nguyên tắc thực hiện và giải thích cách thực hiện đó.

Hình H15.16 biểu diễn hai trường hợp từ trường giữa các cực của hai nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy vẽ thêm chiều của các đường mô tả từ trường và vẽ các kim nam châm đặt tại các vị trí A, B, ghi chú rõ tên cực từ của các kim nam châm này.

Advertisements (Quảng cáo)

– Từ trường được biểu diễn trực quan bằng các đường sức từ.

– Ở bên ngoài nam châm đường sức từ được quy ước đi ra khỏi cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.

– Hình ảnh các đường sức từ của một từ trường gọi là từ phổ.

– Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ dày và ngược lại nơi nào có đường sức từ thưa (các đường sức xa nhau) thì từ trường yếu.

– Khi các kim nam châm nằm cân bằng trong từ trường thì các đường sức có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của kim nam châm.

– Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng các mạt sắt để tạo ra hình ảnh mô tả từ trường. Cách thực hiện là rắc đều một lớp mạt sắt lên một tấm nhựa đặt trên một nam châm rồi gõ nhẹ. Các mạt sắt sẽ sắp xếp thành những đường theo hình dạng của đường sức từ.