Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 Bài 2 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9...

Bài 2 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1: Chủ đề 3: Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song...

Bài 2 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1. Bài: Chủ đề 3: Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song

Advertisements (Quảng cáo)

Nêu đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song.

Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song. Điện trở tương đương này có giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?

Có các điện trở giống nhau, giá trị của mỗi điện trở là \(R = 30\Omega \). Cần mắc nối tiếp hay song song bao nhiêu điện trở này với nhau để có một điện trở tương đương là R = \(10\Omega \)?

– Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở: \(I = {I_1} + {I_2} + … + {I_n}.\)

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi điện trở: \(U = {U_1} = {U_2} = … = {U_n}.\)

– Điện trở tương đương của đoạn mạch \({1 \over {{R_{td}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + … + {1 \over {{R_n}}}.\)

Chú ý: Điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở thành phần.

– Vì điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở thành phần nên ta phải mắc song song các điện trở. Ta có:

R = \({R \over n} \to 10 = {{30} \over n} \Rightarrow n = 3.\)

Vậy ta phải mắc song song 3 điện trở giống hệt nhau có giá trị \(30\Omega \) để điện trở tương đương là \(10\Omega .\)