Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 (sách cũ) Bài 7* trang 63 Tài liệu Dạy – Học Vật lý 9...

Bài 7* trang 63 Tài liệu Dạy – Học Vật lý 9 tập 2: Một kính lúp có tiêu cự f = 10 cm. Một vật nhỏ AB đặt trước kính, cách kính đoạn d = 8 cm....

Bài 7* trang 63 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2. c. Mắt người cách ảnh A’B’ một khoảng là 40 + 10 = 50 cm.. Bài: Chủ đề 28: Kính lúp

Một kính lúp có tiêu cự f = 10 cm. Một vật nhỏ AB đặt trước kính, cách kính đoạn d = 8 cm.

a) Vẽ ảnh A’B’ cảu vật AB qua kính lúp. Tìm khoảng cách từ A’B’ đến kính.

b) Gọi k là tỉ số giữa chiều cao ảnh và chiều cao vật (k = A’B’/AB). Tìm k.

c) Một người đặt mắt sau kính lúp, cách kính lúp 10 cm và quan sát được ảnh A’B’ của AB qua kính lúp ở trạng thái không phải điều tiết mắt. Khoảng cực viễn của mắt người này là bao nhiêu?

d) Số bội giác G của kính lups này là bao nhiêu? G và k có giá trị như nhau hau khác nhau? Khi quan sát qua kính lúp, người này nhìn thất ảnh lớn gấp bao nhiêu lần so với khi quan sát vật trực tiếp không qua kính lúp?

a. Ảnh A’B’ qua kính lúp được biểu diễn như hình 28.13.

Xét tam giác đồng dạng:\(\Delta ABO \sim \Delta A’B’O\) ta có:

\({{AB} \over {A’B’}} = {{AO} \over {A’O}}\,\,\,\,(1)\)

\(\Delta A’B’F’ \sim \Delta OPF’\) ta có:

\({{AB} \over {A’B’}} = {{AO} \over {A’O}}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\Delta A’B’F’ \sim \Delta OPF’\) ta có:

\({{OP} \over {A’B’}} = {{OF’} \over {A’F’}}\,\,\, \to {{AB} \over {A’B’}} = {{OF’} \over {OA’ + OF’}}\,\,\,(2)\)

Từ (1) và (2) ta có: \({{OA} \over {A’O}} = {{OF’} \over {OA’ + OF’}} \to {8 \over {A’O}} = {{10} \over {A’O + 10}} \) \(\to A’O = 40\left( {cm} \right)\)

Vậy khoảng cách từ ảnh A’B’ đến kính là 40 cm.

b. Từ (1) ta có: \({{AB} \over {A’B’}} = {{AO} \over {A’O}} = {8 \over {40}} \to {{A’B’} \over {AB}} = {{40} \over 8} = 5\), vậy k = 5.

c. Mắt người cách ảnh A’B’ một khoảng là 40 + 10 = 50 cm.

Vì khi đó mắt người quan sát không phải điều tiết nên khoảng cực viễn của người đó là 50 cm.

d. Đội bội giác của kính lúp là : G = 25/f = 25/10 = 2,5.

Như vậy đội bội giác G và giá trị k là khác nhau.

Khi quan sát kính lúp, người này nhìn thấy ảnh lớn gấp 2,5 lần so với khi quan sát trực tiếp.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)