Trang chủ Lớp 9 Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 (sách cũ) Hoạt động 3 trang 103 Tài liệu Dạy – Học Vật lý...

Hoạt động 3 trang 103 Tài liệu Dạy – Học Vật lý 9 tập 2: Hãy tìm hiểu về khí nhà  kính và tác dụng của chúng đến khí hậu toàn cầu....

Hoạt động 3 trang 103 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2. Hãy tìm hiểu về khí nhà  kính và tác dụng của chúng đến khí hậu toàn cầu.. Bài: Chủ đề 32: Bài tập tích hợp: Hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí hậu toàn cầu

Hãy tìm hiểu về khí nhà  kính và tác dụng của chúng đến khí hậu toàn cầu.

Trong khí quyển có nhiều loại chất khí. Các chất khí có tác dụng mạnh trong việc giữ lại sức nóng tỏa ra từ mặt đất khi ánh sáng mặt trời chiếu tới được gọi là các khí nhà kính (hình H32.6). Các loại khí nhà kính chủ yếu trong khí quyển là: Hơi nước \(\left( {{H_2}O} \right)\), cacbon dioxxit  \(\left( {C{O_2}} \right)\), mê tan \(\left( {C{H_4}} \right)\), ozon \(\left( {{O_3}} \right)\),…

Trong nhiều ngàn năm qua, nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển hầu như không thay đổi. Nhiệt năng do khí quyển nhận được ánh sáng mặt trời và nhiệt năng do khí quyển tỏa ra vũ trụ cân bằng nhau nên nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được giữ ổn định khoảng 14 độ, giúp duy trì sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ là -18 độ. Mọi sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển đều sẽ dẫn tới sự thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất và làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo em, nếu nống độ nhà kính trong khí quyển tăng lên, nhiệt độ trung bình trên trái đất sẽ tăng lên hay giảm đi, vì sao ?

Advertisements (Quảng cáo)

Nếu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng lên, nhiệt độ trung bình trên mặt đất sẽ tăng lên vì khi đó khí quyển sẽ  giữ lại nhiều sức nóng từ bề mặt Trái Đất hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - Học Vật lý 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)