Hãy tìm hiểu và trả lời, kết luận.
Hình H20.7 a, b, c mô tả vị trí của một cuộn dây dẫn kín trong từ trường của một nam châm khi cuộn dây quay quanh một trục đối xứng nằm ngang.
Hãy quan sát và cho biết:
- Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào khi bề mặt cuộn dây quay từ vị trí nằm ngang đến vị trí thẳng đứng (hình H20.7a, b) và khi bề mặt cuộn dây tiếp tục quay từ vị trí thẳng đứng đến vị trí nằm ngang (hình H20.7a, c)?
- Khi cuộn dây quay trong từ trường của nam châm, vì sao dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây lại là dòng điện xoay chiều?
Advertisements (Quảng cáo)
- Khi cuộn dây ở vị trí nằm ngang thì không có đường sức từ nào đi qua cuộn dây, khi cuộn dây ở vị trí thẳng đứng thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây nhiều nhất.
Vậy khi quay từ vị trí nằm ngang đến vị trí thẳng đứng thì số đường sức từ qua cuộn dây tăng dần và ngược lại khi quay từ vị trí thẳng đứng đến vị trí nằm ngang thì số đường sức từ qua cuộn dây giảm dần.
- Khi cuộn dây quay trong từ trường của nam châm thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây luân phiên tăng rồi giảm làm xuất hiện dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều nên người ta gọi là dòng điện xoay chiều.