Trang chủ Lớp 9 Vở thực hành Toán 9 Bài 2 trang 20 vở thực hành Toán 9: Điểm số trung...

Bài 2 trang 20 vở thực hành Toán 9: Điểm số trung bình của một vận động viên bắn súng sau 100 lần bắn là 8,69 điểm...

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình: Bước 1. Lập hệ phương trình: Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. Gợi ý giải - Bài 2 trang 20 vở thực hành Toán 9 - Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Điểm số trung bình của một vận động viên bắn súng sau 100 lần bắn là 8,69 điểm. Kết quả cụ thể được ghi trong bảng sau, trong đó có hai ô bị mờ không đọc được (đánh dấu “? ”)...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Điểm số trung bình của một vận động viên bắn súng sau 100 lần bắn là 8,69 điểm. Kết quả cụ thể được ghi trong bảng sau, trong đó có hai ô bị mờ không đọc được (đánh dấu “?”):

Em hãy tìm lại các số bị mờ trong hai ô đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Advertisements (Quảng cáo)

Bước 2. Giải hệ phương trình.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

  • Gọi x là số lần bắn được 8 điểm và y là số lần bắn được 6 điểm. Điều kiện là: \(x,y \in \mathbb{N}\); \(x,y

Vận động viên bắn súng 100 lần nên ta có phương trình \(25 + 42 + x + 15 + y = 100\) hay \(x + y = 18\) (1).

Điểm số trung bình là 8,69 điểm nên \(\left( {10.25 + 9.42 + 8x + 7.15 + 6y} \right):100 = 8,69\) hay \(8x + 6y = 136\) (2).

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 18\\8x + 6y = 136\end{array} \right.\).

  • Giải hệ phương trình:

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 6 ta được hệ \(\left\{ \begin{array}{l}6x + 6y = 108\\8x + 6y = 136\end{array} \right.\)

Trừ từng vế hai phương trình của hệ mới ta được \(2x = 28\), suy ra \(x = 14\).

Thay \(x = 14\) vào phương trình thứ nhất của hệ ban đầu ta được: \(14 + y = 18\), suy ra \(y = 4\).

  • Các giá trị \(x = 14\) và \(y = 4\) thỏa mãn các điều kiện của ẩn.

Vậy ở cột ứng với 8 điểm là số 14 và ở cột ứng với 6 điểm là số 4.