Trang chủ Lớp 9 Vở thực hành Toán 9 Bài 2 trang 98 vở thực hành Toán 9: Cho tam giác...

Bài 2 trang 98 vở thực hành Toán 9: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Chứng minh rằng các điểm A, B...

Gọi O là trung điểm của BC. + Chứng minh \(OA = OB = OC = \frac{1}{2}CB\) nên A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm O. Vận dụng kiến thức giải - Bài 2 trang 98 vở thực hành Toán 9 - Bài 13. Mở đầu về đường tròn. Cho tam giác ABC vuông tại A có (AB = 3cm, AC = 4cm). Chứng minh rằng các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại A có \(AB = 3cm,AC = 4cm\). Chứng minh rằng các điểm A, B, C thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Gọi O là trung điểm của BC.

+ Chứng minh \(OA = OB = OC = \frac{1}{2}CB\) nên A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm O, bán kính \(R = \frac{{CB}}{2}\).

+ Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác ABC vuông tại A để tính BC, từ đó tính được bán kính R.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

(H.5.2)

Gọi O là trung điểm của BC. Xét tam giác ABC vuông tại A có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên \(OA = OB = OC = \frac{1}{2}CB\). Do đó, ba điểm A, B, C cùng cách đều O nên A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm O, bán kính \(R = \frac{{CB}}{2}\).

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác ABC vuông tại A, ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = 25\) suy ra \(BC = 5cm\).

Do đó, \(R = \frac{{BC}}{2} = \frac{5}{2}\left( {cm} \right)\).

Vậy ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường tròn tâm O bán kính \(\frac{5}{2}cm\).