Trang chủ Lớp 9 Vở thực hành Toán 9 Bài 8 trang 124, 125 vở thực hành Toán 9: Cho tam...

Bài 8 trang 124, 125 vở thực hành Toán 9: Cho tam giác ABC (∠ A vuông). Vẽ hai đường tròn (B; BA) và (C; CA) cắt nhau tại A...

Chứng minh \(AB \bot AC\), \(AB \bot AC\), mà \(A \in \left( {C;CA} \right)\) nên BA là tiếp tuyến của đường tròn (C; CA) + Chứng minh \(\Delta. Lời giải bài tập, câu hỏi - Bài 8 trang 124, 125 vở thực hành Toán 9 - Bài tập cuối chương V. Cho tam giác ABC ((widehat A) vuông). Vẽ hai đường tròn (B; BA) và (C; CA) cắt nhau tại A và A’. Chứng minh rằng...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC (\(\widehat A\) vuông). Vẽ hai đường tròn (B; BA) và (C; CA) cắt nhau tại A và A’. Chứng minh rằng:

a) BA và BA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (C; CA);

b) CA và CA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (B; BA).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) + Chứng minh \(AB \bot AC\), \(AB \bot AC\), mà \(A \in \left( {C;CA} \right)\) nên BA là tiếp tuyến của đường tròn (C; CA)

+ Chứng minh \(\Delta ABC = \Delta A’BC\left( {c.c.c} \right)\) nên \(\widehat {BAC} = \widehat {BA’C} = {90^o}\), do đó \(A’B \bot A’C\), suy ra BA’ là tiếp tuyến của đường tròn (C; CA).

b) + \(AB \bot AC\) và \(A \in \left( {B;BA} \right)\) nên CA là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA). + Chứng minh tương tự ta có CA’ là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).

Answer - Lời giải/Đáp án

(H.5.48)

Advertisements (Quảng cáo)

a) Tam giác ABC vuông tại A nên \(AB \bot AC\), mà \(A \in \left( {C;CA} \right)\) do đó BA là tiếp tuyến của đường tròn (C; CA).

Hai tam giác ABC và A’BC có:

BC là cạnh chung,

\(AB = A’B\) (cùng bằng bán kính của (B; AB)),

\(AC = A’C\) (cùng bằng bán kính của (C; AC))

Do đó, \(\Delta ABC = \Delta A’BC\left( {c.c.c} \right)\), suy ra \(\widehat {BAC} = \widehat {BA’C} = {90^o}\), hay \(A’B \bot A’C\).

Mặt khác, \(A’ \in \left( {C;CA’} \right)\) nên BA’ là tiếp tuyến của đường tròn (C; CA).

Vậy BA và BA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (C; CA);

b) Ta có: \(AB \bot AC\) và \(A \in \left( {B;BA} \right)\) nên CA là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).

Tương tự, CA’ là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).

Vậy CA và CA’ là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (B; BA).