Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1
Một hình chữ nhật có diện tích là \(48c{m^2}\). Biết rằng, nếu tăng chiều dài thêm 2cm thì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên \(12c{m^2}\). Độ dài hai cạnh của hình chữ nhật đó là
A. 10; 4,8.
B. 4; 12.
C. 8; 6.
D. 3; 16.
Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là x và y (cm, \(x > y > 0\)).
Vì diện tích hình chữ nhật là \(48c{m^2}\) nên ta có phương trình \(xy = 48\left( 1 \right)\).
Tăng chiều dài thêm 2cm thì chiều dài hình chữ nhật là \(x + 2\left( {cm} \right)\).
Khi đó, diện tích hình chữ nhật là: \(\left( {x + 2} \right)y\;\left( {c{m^2}} \right)\).
Vì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên \(12c{m^2}\) nên ta có phương trình: \(\left( {x + 2} \right)y - xy = 12\), suy ra \(2y = 12\) (2).
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}xy = 48\\2y = 12\end{array} \right.\)
Từ phương trình thứ hai của hệ ta có: \(y = \frac{{12}}{2} = 6\left( {cm} \right)\) (thỏa mãn điều kiện).
Thay \(y = 6\) vào phương trình thứ nhất của hệ ta có: \(6x = 48\), suy ra \(x = \frac{{48}}{6} = 8\left( {cm} \right)\) (thỏa mãn điều kiện).
Vậy chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 8cm và 6cm.
Chọn C
Câu 2
Một số tự nhiên gồm hai chữ số có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 và hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15. Số tự nhiên đó là
A. 36.
B. 63.
C. 58.
D. 85.
Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Gọi chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số đó lần lượt là x, y \(\left( {x,y \in \mathbb{N},y \le 9,4 \le x \le 9} \right)\).
Vì chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 nên ta có phương trình: \(x - y = 3\;\left( 1 \right)\)
Vì hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15 nên ta có phương trình: \(2x + y = 15\;\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 3\\2x + y = 15\end{array} \right.\)
Cộng từng vế hai phương trình của hệ ta được \(3x = 18\), suy ra \(x = 6\) (thỏa mãn).
Thay \(x = 6\) vào phương trình thứ nhất của hệ ta được \(6 - y = 3\), suy ra \(y = 3\) (thỏa mãn).
Vậy số cần tìm là 63.
Chọn B
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3
Sáu năm trước tuổi mẹ bằng 5 lần tuổi con trừ đi 2. Đến nay tuổi mẹ vừa đúng gấp 3 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?
A. 36.
B. 37.
C. 38.
D. 39.
Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Gọi số tuổi của mẹ và con năm nay lần lượt là x, y (tuổi, \(x,y \in \mathbb{N},x > y > 6\))
Vì năm nay tuổi mẹ vừa đúng gấp 3 lần tuổi con nên ta có phương trình: \(x = 3y\) (1).
Sáu năm trước, tuổi mẹ là \(x - 6\) (tuổi), tuổi con là \(y - 6\) (tuổi).
Vì sáu năm trước tuổi mẹ bằng 5 lần tuổi con trừ đi 2 nên ta có phương trình: \(x - 6 = 5\left( {y - 6} \right) - 2\), suy ra \(x - 5y = - 26\) (2).
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3y\\x - 5y = - 26\end{array} \right.\)
Thay \(x = 3y\) vào phương trình thứ hai của hệ ta có: \(3y - 5y = - 26\), suy ra \(y = 13\) (thỏa mãn). Suy ra \(x = 13.3 = 39\) (thỏa mãn)
Vậy năm nay mẹ 39 tuổi.
Chọn D
Câu 4
Trong một thí nghiệm, Mai muốn pha 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12% từ dung dịch HCl nồng độ 10% và dung dịch HCl nồng độ 20%. Hỏi Mai cần sử dụng bao nhiêu gam mỗi loại dung dịch để có được dung dịch mong muốn?
A. 10 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 40 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.
B. 40 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 10 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.
C. 20 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 30 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.
D. 25 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 25 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.
Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Gọi số gam dung dịch HCl nồng độ 10% và số gam dung dịch HCl nồng độ 20% lần lượt là x, y (gam, \(0
Vì Mai muốn pha được 50 gam dung dịch HCl nên ta có: \(x + y = 50\) (1).
Số gam HCl trong dung dịch HCl nồng độ 10% là \(0,1x\left( g \right)\).
Số gam HCl trong dung dịch HCl nồng độ 20% là \(0,2y\left( g \right)\).
Khi pha x gam dung dịch HCl nồng độ 10% và y gam dung dịch HCl nồng độ 20% ta được 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12% nên ta có phương trình: \(\frac{{0,1x + 0,2y}}{{50}} = 12\% \), suy ra \(x + 2y = 60\) (2).
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 50\\x + 2y = 60\end{array} \right.\)
Trừ từng vế hai phương trình của hệ, ta được \(y = 10\) (thỏa mãn)
Thay \(y = 10\) vào phương trình thứ nhất của hệ ta được: \(x + 10 = 50\), suy ra \(x = 40\) (thỏa mãn).
Vậy khi pha 40 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 10 gam dung dịch HCl nồng độ 20% ta được 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12%.
Chọn B