Một em bé đặt một cây gậy nằm ngang trên hai ngón tay trỏ, sau đó dịch ngón tay bên phải tiến dần về phía trái (Hình 3.16).
Hãy dự đoán và giải thích sự dịch chuyển của cây gậy, làm thí nghiệm kiểm chứng. Nếu sau đó lại dịch ngón tay phải theo chiều ngược lại thì sự dịch chuyển của cây gậy có ngược lại so với trước không ?
Chú ý vai trò của lực ma sát giữa ngón tay với cây gậy và áp lực đè lên mỗi ngón. Sự dịch chuyển của cây gậy phụ thuộc vào vị trí trọng tâm của nó đối với hai ngón tay.
- Khi dịch ngón tay phải về phía tay trái, giả sử ban đầu ngón tay phải dịch chuyển so với gậy, cây gậy đứng yên so với ngón tay trái,thì :
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đến một lúc nào đó, cây gậy sẽ đứng yên so với ngón tay phải và trượt trên ngón tay trái.
+ Tiếp theo, cây gậy lại đứng yên so với ngón tay trái và dịch chuyển so với ngón phải.
+ Quá trình lặp lại luân phiên cho đến khi hai ngón tay chạm nhau mà cây gậy không rơi.
- Nếu sau đó dịch ngón phải theo chiều ra xa ngón trái thì cây gậy luôn đứng yên so với ngón trái và sẽ rơi khi ngón phải ra ngoài đầu gậy.