Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lý lớp 10 Bài IV.8* trang 63 Sách BT Lý 10 Một hộp đựng đầy...

Bài IV.8* trang 63 Sách BT Lý 10 Một hộp đựng đầy cát khối lượng 2,5 kg được treo bằng sợi dây dài có...

Một hộp đựng đầy cát khối lượng 2,5 kg được treo bằng sợi dây dài có đầu trên gắn với giá đỡ tại điểm O như hình IV.2. Khi bắn viên đạn theo phương ngang thì đầu đạn có khối lượng 20 g bay tới xuyên vào hộp cát, đẩy hộp cát chuyển động theo một cung tròn, làm cho trọng tâm của hộp cát nâng cao thêm 0,2 m so với vị trí cân bằng của nó. Bỏ qua lực cản, lực ma sát và khối lượng của dây treo. Xác định vận tốc của đầu đạn trước khi xuyên vào hộp cát. Lấy g = 9,8 m/s2.. Bài IV.8* trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài Tập Cuối Chương IV

Advertisements (Quảng cáo)

Một hộp đựng đầy cát khối lượng 2,5 kg được treo bằng sợi dây dài có đầu trên gắn với giá đỡ tại điểm O như hình IV.2. Khi bắn viên đạn theo phương ngang thì đầu đạn có khối lượng 20 g bay tới xuyên vào hộp cát, đẩy hộp cát chuyển động theo một cung tròn, làm cho trọng tâm của hộp cát nâng cao thêm 0,2 m so với vị trí cân bằng của nó. Bỏ qua lực cản, lực ma sát và khối lượng của dây treo. Xác định vận tốc của đầu đạn trước khi xuyên vào hộp cát. Lấy g = 9,8 m/s2.

Hệ vật gồm “Đầu đạn – Hộp cát – Trái Đất” là một hệ cô lập, vì không có các ngoại lực (lực cản, lực ma sát) tác dụng. Do đó, động lượng và cơ năng của hệ vật bảo toàn. Chọn mặt đất làm gốc tính thế năng trọng trường và chiều chuyển động của các vật là chiều dương

– Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho quá trình va chạm mềm khi đầu đạn bay tới xuyên vào hộp cát theo phương ngang, ta có :

(m + M)V = mv => V = mv/(m+M)

trong đó v là vận tốc của đầu đạn có khối lượng m, còn V là vận tốc của hộp cát chứa đầu đạn có tổng khối lượng M + m.

Advertisements (Quảng cáo)

– Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho quá trình khi hộp cát chứa đầu đạn có vận tốc V chuyển động trong trọng trường và trọng tâm của nó được nâng cao thêm một đoạn h so với vị trí cân bằng, ta có :

\(\left( {m + M} \right)gh = {{\left( {m + M} \right){V^2}} \over 2} = > V = \sqrt {2gh} \)

Từ hai phương trình trên, ta suy ra vận tốc của đầu đạn :

\(v = {{m + M} \over m}\sqrt {2gh} = {{{{20.10}^{ – 3}} + 2,5} \over {{{20.10}^{ – 3}}}}.\sqrt {2.9,8.0,2} = 249,5(m/s)\)