HĐ Khởi động
Qua bài học ta thấy rằng hình dạng của các đường là phương trình chính tắc của chúng như sau:
(E) có tên gọi là elip, phương trình: x2a2+y2b2=1
(H) có tên gọi là hypebol, phương trình: x2a2−y2b2=1
(P) có tên gọi là parabol, phương trình: y2=2px
HĐ Khám phá 1
Lấy một tấm bìa, ghim hai cái đinh lên đó tại hai điểm F1 và F2. Lấy một vòng dây kín không đàn hồi có độ dài lớn hơn hai lần đoạn F1F2. Quàng vòng dây đó qua hai chiếc đinh và kéo căng tại một điểm M nào đó. Tựa đầu bút chì vào trong vòng dây tại điểm M rồi di chuyển sao cho dây luôn luôn căng. Đầu bút chì vạch lên tấm bìa một đường mà người ta gọi là đường elip.
Cho biết 2c là khoảng cách F1F2 và 2a+2c là độ dài của vòng dây.
Tính tổng hai khoảng cách F1M và F2M
Ta có chiều dài vòng dây là:
MF1+F1F2+F2M=2a+2c⇒MF1+F2M=2a+2c−F1F2=2a
Vậy tổng khoảng cách F1M và F2M là 2a
HĐ Khám phá 2
Cho elip (E) có các tiêu điểm F1 và F2 và đặt F1F2=2c. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho F1(−c;0) và F2(c;0)
Xét điểm M(x;y)
a) Tính F1M và F2M theo x, y và c
b) Giải thích phát biểu sau:
M(x;y)∈(E)⇔√(x+c)2+y2+√(x−c)2+y2=2a
Sử dụng phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ta có:
→F1M=(x+c;y)⇒F1M=√(x+c)2+y2
→F2M=(x−c;y)⇒F2M=√(x−c)2+y2
b) Ta có M(x;y)∈(E) nên F1M+F2M=2a⇔√(x+c)2+y2+√(x−c)2+y2=2a
Thực hành 1
Viết phương trình chính tắc của elip trong hình 4
Phương trình chính tắc của elip có dạng x2a2+y2b2=1 với M(x;y)∈(E);b=√a2−c2
Dựa vào hình vẽ ta thấy a=3,c=2⇒b=√a2−c2=√32−22=√5
Vậy phương trình chính tắc của elip có dạng x29+y25=1
Vận dụng 1
Một đường hầm có mặt các hình nửa Elip cao 4 m, rộng 10 m (hình 5). Viết phương trình chính tắc của elip đó.
Phương trình chính tắc của elip có dạng x2a2+y2b2=1 với M(x;y)∈(E);b=√a2−c2
Chiều cao là 4 m tương ứng với c=4
Chiều rộng bằng 10 m nên 2a=10⇒a=5
Suy ra b=√a2−c2=√52−42=3
Vậy phương trình chính tắc của elip có dạng x225+y29=1