Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Nâng cao Bài 8 trang 128 Hình học 10 Nâng cao: Viết phương trình...

Bài 8 trang 128 Hình học 10 Nâng cao: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua M, N và tìm các giao điểm P, Q của Δ với hai đường tiệm cận của ...

Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua M, N và tìm các giao điểm P, Q của Δ với hai đường tiệm cận của hypebol (H). Bài 8 trang 128 SGK Hình học 10 nâng cao – ÔN TẬP CUỐI NĂM HÌNH HỌC

Advertisements (Quảng cáo)

Cho hypebol (H) có phương trình \({{{x^2}} \over {16}} – {{{y^2}} \over 4} = 1\)

a)  Viết phương trình các đường tiệm cận của  hypebol (H).

b) Tính diện tích hình chữ  nhật cơ sở của hypebol (H).

c) Chứng minh rằng các điểm \(M\left( {5\,;\,{3 \over 2}} \right)\,\,N(8\,;\,2\sqrt 3 )\) đều thuộc  (H).

d) Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua M, N và tìm các giao điểm P, Q của Δ với hai đường tiệm cận của  hypebol (H).

e) Chứng minh rằng các trung điểm của hai đoạn thẳng PQ và MN trùng nhau.

Giải

a)  Ta có a = 4, b = 2.

Phương trình các đường tiệm cận của hypebol (H) là

\(y =  \pm {b \over a}x =  \pm {1 \over 2}x\)                                      

b) Diện tích hình chữ nhật cơ sở của hypebol (H) là \(S = 4ab = 4.4.2 = 32\)

c) Ta có \({{{5^2}} \over {16}} – {{{{\left( {{3 \over 2}} \right)}^2}} \over 4} = 1\) và \({{{8^2}} \over {16}} – {{{{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}} \over 4} = 1\) nên M và N đều thuộc (H).

Advertisements (Quảng cáo)

d) Phương trình đường thẳng của MN

\(\Delta \,\,\,{{x – 5} \over {8 – 5}} = {{y – {3 \over 2}} \over {2\sqrt 3  – {3 \over 2}}}\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,\,{{x – 5} \over 3} = {{2y – 3} \over {4\sqrt 3  – 3}}\)                 

Giao điểm P của Δ với  tiệm cận \(y = {1 \over 2}x\) là nghiệm của hệ

\(\left\{ \matrix{
\,{{x – 5} \over 3} = {{2y – 3} \over {4\sqrt 3 – 3}} \hfill \cr
y = {1 \over 2}x \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,\left\{ \matrix{
x = 8 + 2\sqrt 3 \hfill \cr
y = 4 + \sqrt 3 \hfill \cr} \right.\)

\(\Rightarrow \,\,P\,\left( {8 + 2\sqrt 3 \,;\,\,4 + \sqrt 3 } \right)\)                .

Giao điểm Q của Δ với  tiệm cận \(y =  – {1 \over 2}x\)  là nghiệm của hệ

\(\left\{ \matrix{
\,{{x – 5} \over 3} = {{2y – 3} \over {4\sqrt 3 – 3}} \hfill \cr
y = – {1 \over 2}x \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,\left\{ \matrix{
x = 5 – 2\sqrt 3 \hfill \cr
y = – {5 \over 2} + \sqrt 3 \hfill \cr} \right.\,\,\,\, \)

\(\Rightarrow Q\left( {5 – 2\sqrt 3 \,;\, – {5 \over 2} + \sqrt 3 } \right)\)               

Gọi I, J lần lượt là trung điểm của MN, PQ . Ta có \({x_I} = {x_J} = {{13} \over 2}\) . Do \(I\,\,J\,\, \in \,\,\Delta \) nên \(I \equiv J\) .

Vậy các trung điểm của hai đoạn thẳng PQ và MN trùng nhau.