Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 Nâng cao Câu 31 trang 56 Sách Hình 11 Nâng cao – SBT: Cho...

Câu 31 trang 56 Sách Hình 11 Nâng cao – SBT: Cho tứ diện ABCD và bốn điểm M, N, E, F lần lượt nằm trên các cạnh...

Cho tứ diện ABCD và bốn điểm M, N, E, F lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CD và DA. Câu 31 trang 56 Sách bài tập Hình học 11 nâng cao. Bài 2: Hai đường thẳng song song

Advertisements (Quảng cáo)

31. Trang 56 Sách bài tập Hình học 11 nâng cao.

Cho tứ diện ABCD và bốn điểm M, N, E, F lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CD và DA. Chứng minh rằng:

a) Nếu bốn điểm M, N, E, F đồng phẳng thì \({{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}} = 1\).

b) Nếu \({{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}} = 1\) thì bốn điểm M, N, E, F đồng phẳng.

a) Trường hợp 1. MN // EF

Theo hệ quả của định lí giao tuyến của ba mặt phẳng (ABC), (ACD), (MNEF) ta có MN//EF // AC. Do đó ta có:

\({{MA} \over {MB}} = {{NC} \over {NB}},\,{{EC} \over {ED}} = {{FA} \over {FD}}\)

\(\eqalign{
& \Rightarrow {{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}}  \cr
& = {{NC} \over {NB}}. {{NB} \over {NC}}.{{FA} \over {FD}}.{{FD} \over {FA}} = 1 \cr} \) suy ra điều phải chứng minh.

Trường hợp 2. MN cắt EF tại O.

Advertisements (Quảng cáo)

Theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng (ABC), (ADC), (MNEF) ta có MN, AC, EF đồng quy tại O. Kẻ \(CI//AB,\,CJ//AD\,\left( {I \in MN,\,J \in FE} \right),\) ta có:

\(\eqalign{
& {{NB} \over {NC}} = {{MB} \over {CI}},\,{{OC} \over {OA}} = {{CI} \over {MA}} \cr
& \Rightarrow {{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{OC} \over {OA.}} \cr
& = {{MA} \over {MB}}.{{MB} \over {CI}}.{{CI} \over {MA}} = 1 \cr} \)

Tương tự ta có:

\({{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}}.{{OA} \over {OC}} = 1\)

Vậy \({{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}} = {{OA} \over {OC}}.{{OC} \over {OA}} = 1\)

b) Giả sử mặt phẳng (MNE) cắt cạnh AD tại F’. Theo câu a), ta có:

\({{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{F’D} \over {F’A}} = 1\)

Theo giả thiết \({{MA} \over {MB}}.{{NB} \over {NC}}.{{EC} \over {ED}}.{{FD} \over {FA}} = 1 \Rightarrow F’D = FD\).

Vì F, F’ đều nằm trong đoạn thẳng AD nên \(F’ \equiv F\) . Điều này có nghĩa là bốn điểm M, N, E, F đồng phẳng.