Trang chủ Lớp 11 SBT Toán lớp 11 (sách cũ) Bài 2.34 trang 83 SBT Hình học 11: Vẽ hình biểu diễn...

Bài 2.34 trang 83 SBT Hình học 11: Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều....

Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều.. Bài 2.34 trang 83 Sách bài tập (SBT) Hình học 11 - Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều.

Với hình lục giác đều ABCDEF ta nhận thấy:

-  Tứ giác OABC  là hình bình hành ( vừa là hình thoi);

-  Các điểm D, E, F  lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, C qua tâm O

Từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau: (h.2.54) 

-  Vẽ hình bình hành O’A’B’C’ biểu diễn cho hình bình hành OABC..

-  Lấy các điểm D’, E’, F’  lần lượt đối xứng của A’, B’, C’ qua tâm O’, ta được hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều ABCDEF.

Advertisements (Quảng cáo)

Chú ý. Ta có thể vẽ hình biểu diễn hình lục giác đều dựa trên sự phân tích sau đây ở hình thực ABCDEF (h.2.53)  :

-  Tứ giác ABDE là hình chữ nhật;

-  Gọi I là trung điểm của cạnh AE và H là trung điểm của cạnh BD;

-  Các điểm F và C đối xứng của O lần lượt qua I và H.

Từ đó ta có cách vẽ sau đây:

-  Vẽ hình bình hành A’B’D’E’ biểu diễn cho hình chữ nhật ABDE

-  Gọi I’ và H’ lần lượt là trung điểm của A’E’và B’D’.

-  Gọi F’ đối xứng với O’ qua I’ và C’ đối xứng với O’ qua H’, ta được  hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)