Trang chủ Lớp 11 SBT Toán lớp 11 (sách cũ) Bài 2.9 trang 67 SBT Hình học 11: Cho tứ diện S.ABC...

Bài 2.9 trang 67 SBT Hình học 11: Cho tứ diện S.ABC có D, E lần lượt trung điểm AC, BC và G là trọng...

Cho tứ diện S.ABC có D, E lần lượt trung điểm AC, BC và G là trọng tâm tam giác ABC. Bài 2.9 trang 67 Sách bài tập (SBT) Hình học 11 - Bài 1. Đai cương về đường thằng và mặt phẳng

Cho tứ diện S.ABC có D, E lần lượt  trung điểm AC, BC và G là trọng tâm tam giác ABC. Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) qua AC cắt SE, SB lần lượt tại M, N. Một mặt phẳng \(\left( \beta  \right)\) qua BC cắt SD và SA lần lượt tại P và Q.

a) Gọi \(I = AM \cap DN,J = BP \cap EQ\). Chứng minh bốn điểm S, I, J, G  thẳng hàng.

b) Giả sử \(AN \cap DM = K,BQ \cap EP = L\). Chứng minh ba điểm S, K, L thẳng hàng.

a) Ta thấy: 

+ G là trọng tâm tam giác ABC \( \Rightarrow G \in BD\)

+ \(I \in DN\) (theo cách dựng hình).

+ \(J \in BP\) (theo cách dựng hình).

\( \Rightarrow S,I,J,G \in mp(SPN)\)

Tương tự \( \Rightarrow S,I,J,G \in mp(SQM)\)

Vậy \(S,I,J,G\) là điểm chung của \(mp(SPN)\) và \(mp(SQM)\)

Advertisements (Quảng cáo)

b) 

Ta thấy:

+ \(S = PD \cap EM\)

+ \(K \in DM\)

+ \(L \in PE\)

\( \Rightarrow S,K,L \in (SPM)\)

Tương tự \( \Rightarrow S,K,L \in (SQN)\)

Vậy \(S,K,L\) là điểm chung của \((SPM)\) và \((SQN)\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)